Nguồn tin: Báo Cà Mau, 28/07/2016
Ngày cập nhật:
30/7/2016
Chỉ số độ mặn thực đo tại các vuông tôm nuôi quảng canh các huyện trồng lúa trên đất nuôi tôm đang ở mức 15 - 20‰. Với độ nặm này, người dân trồng lúa cũng như ngành nông nghiệp phải quyết tâm hơn nữa trong công tác rửa mặn khi lịch thời vụ đang đến gần.
Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cà Mau Nguyễn Trần Thức cho biết, hạn hán, xâm nhập mặn vừa qua làm độ mặn trong các vuông nuôi tôm kết hợp với trồng lúa tăng cao. Nhiều nơi độ mặn lên đến 50-60‰. Những nơi này rất khó để sản xuất vụ lúa thành công nếu công tác rửa mặn không thực hiện triệt để.
* Lúa trước tôm sau
Hiểu được tầm quan trọng của cây lúa trong sự thành công của vụ tôm, giờ đây, người dân đã ý thức hơn trong việc trồng 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm. Với mục đích chính là nâng cao năng suất, sản lượng tôm khi vào mùa vụ nuôi chính thì vụ lúa phải thành công. Bởi quy trình sản xuất lúa kết hợp với nuôi tôm trở thành chuỗi sản xuất khép kín cho năng suất và tăng thu nhập của người dân.
Nông dân Nguyễn Văn Minh, ấp Tapasa 1, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, nhận định: “Vùng này, 10 người làm vụ lúa thành công thì hết 9 người thành công vụ tôm, mình không làm thì sẽ chết, không có đường khá giàu được”.
Vụ lúa năm 2015, theo ông Minh, nếu nông dân có 1 ha trồng lúa mà không làm 1 vụ lúa thì thu hoạch từ con tôm cả năm chỉ cho thu nhập trên dưới 30 triệu đồng. Có nhà tôm bị dịch bệnh thu nhập chưa đến 20 triệu đồng. Còn những hộ thành công vụ lúa cho năng suất 20-28 giạ/công tầm lớn, không chỉ đủ cung cấp gạo cho gia đình cả năm mà còn bán để có thêm thu nhập, chất lượng gạo sạch, an toàn cho sức khoẻ; con tôm cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng. Những hộ có diện tích lớn thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng từ con tôm và cua.
Cán bộ nông nghiệp đang đo độ mặn tại các vuông nuôi tôm kết hợp trồng lúa tại Ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.
Theo đó, năm 2015 cũng là năm thành công của người dân huyện Thới Bình với mô hình trồng lúa kết hợp với tôm càng xanh, từ đó, tạo thuận lợi cho cả vụ tôm sú. Đây là tiền đề cho ngành nông nghiệp và người dân quyết tâm hơn nữa thực hiện mô hình này.
Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm cho biết: “Từ hơn 10.000 ha tôm càng xanh thành công năm 2015 nay diện tích này tăng lên theo dự kiến đăng ký của người dân là 20.000 ha. Do độ mặn còn cao, phòng đã kết hợp với ban chỉ đạo sản xuất cấp xã thành lập tổ sản xuất, hướng dẫn, đôn đốc người dân rửa mặn kịp sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm theo lịch thời vụ đã đề ra”.
Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, năm 2016, kế hoạch tỉnh giao cho ngành nông nghiệp vụ lúa trên đất nuôi tôm trên 5.000 ha, cao nhất trong các năm qua. Để đạt được diện tích này, ngành nông nghiệp đang chỉ đạo phòng NN và PTNT các huyện thực hiện mô hình trồng lúa trên đất nuôi tôm phải tăng cường công tác chỉ đạo, hỗ trợ nông dân xuống giống theo lịch thời vụ.
Hiện nay, theo dự báo của Đài Khí tượng Thuỷ văn Cà Mau, hiện tượng El Nino đã suy giảm rất nhiều và đang chuyển sang trạng thái trung tính, và theo dự báo là chuyển sang La Nina. Đồng thời, rút kinh nghiệm thất bại vụ lúa trên đất nuôi tôm năm 2015, ngành nông nghiệp sớm có kế hoạch chỉ đạo các địa phương sớm có biện pháp, kế hoạch sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm riêng cho từng địa phương. Công tác khuyến nông, chuẩn bị lúa giống đã và đang thực hiện ngay từ đầu vụ.
* Áp dụng kỹ thuật cho khâu rửa mặn
Ông Nguyễn Trần Thức cho biết “Mùa mưa năm nay đến muộn hơn so với mọi năm, tổng lượng mưa ít hơn trung bình nhiều năm dẫn đến khó khăn rất nhiều trong khâu rửa nặm. Đặc biệt, trong khâu sản xuất của người dân, chúng tôi thấy rằng, từ thất bại vụ lúa thì dẫn đến thiệt hại vụ tôm. Khi mùa mưa đến, độ mặn đang giảm, người dân tiếp tục tranh thủ thả tôm nuôi để kiếm thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Vì thế hiện nay còn nhiều bà con nông dân chưa rút nước, rửa mặn, trong khi thời điểm rửa mặn chỉ còn trên dưới 1 tháng nữa là kết thúc, xuống giống. Qua đo đạc, độ mặn nhiều nơi trên 20‰. Đây cũng là khó khăn mà ngành nông nghiệp đang chủ động tuyên truyền cho bà con nông dân tích cực chủ động rửa mặn, để đảm bảo vụ lúa thành công, vụ tôm thành công. Nếu không vụ tôm năm 2016 sẽ tiếp tục thất bại như năm 2015".
Để đạt được hiệu quả vụ lúa, vụ tôm, ngành nông nghiệp đang tập trung thực hiện các giải pháp: rà soát lại nơi nào đủ điều kiện, nơi nào chưa đủ điều kiện; vùng nào mặn nhiều và vùng nào mặn ít, vùng nào đảm bảo ăn chắc thì ngành sẽ tập trung cho vùng đó. Các vùng còn lại tuỳ điều kiện thực tế mà ngành có những chỉ đạo tiếp theo.
Nông dân xã Tân Phú, huyện Thới Bình đang tích cực tháo nước, rửa mặn chuẩn bị cho vụ lúa trên đất nuôi tôm.
Giải pháp nữa là phải tổ chức sản xuất theo đội, nhóm để tạo sự liên kết cho nông dân trong vấn đề rửa mặn, trồng lúa, thả tôm… Công tác kiểm tra, giám sát nông dân trong khẩu rửa mặn cũng được tăng cường.
Công tác chuyển giao kỹ thuật cho nông dân trồng lúa trên đất nuôi tôm được xem là khâu quan trọng nhất để thực hiện loại hình sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm hiện cũng được ngành nông nghiệp chú trọng.
Ông Nguyễn Trần Thức nhận định: “Những năm qua người dân trồng lúa trên đất nuôi tôm chưa áp dụng kỹ thuật đồng bộ. Hiện có kỹ thuật sử dụng voi bón để rửa mặn rất hiệu quả nhưng nông dân chưa sử dụng phổ biến. Việc sử dụng các hợp chất hữu cơ, các chế phẩm sinh học trong cải tạo đất để rửa mặn vẫn chưa nhiều. Những kỹ thuật mới này sẽ được ngành nông nghiệp đẩy mạnh tuyên truyền cho nông dân nắm, áp dụng trong thời gian tới”.
Diệu Lữ
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.