Nguồn tin: Báo Phú Yên, 02/08/2016
Ngày cập nhật:
3/8/2016
Hiện nhiều ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên kiêm thêm nghề khai thác hải sản khác. Trong các nghề kiêm thêm, hiện nghề câu cá mập mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, để phát triển theo hướng bền vững, Nhà nước cần tháo gỡ những khó khăn của ngư dân, tiếp tục có những chính sách hỗ trợ để phát triển thủy sản.
Chế biến cước cá ở phường 6 (TP. Tuy Hòa) - Ảnh: ANH NGỌC
Khó khăn nhưng vẫn bám biển
Thời gian gần đây, nhiều ngư dân câu cá ngừ đại dương ở TP Tuy Hòa chuyển sang nghề “săn” cá mập. Nguyên nhân là những chuyến biển gần đây, nhiều tàu đánh bắt cá ngừ đại dương không đạt sản lượng nên thua lỗ. Nghề “săn” cá mập rất nguy hiểm, nhưng bù lại ngư dân bán được vi cá với giá cao và cả thịt cá. Ông Nguyễn Thành Hiệp, thuyền trưởng tàu cá PY96572TS ở phường 6, cho biết: Chuyến biển vừa rồi, riêng sản lượng cá mập đánh bắt được hơn 15 tấn. Sau khi trừ chi phí lãi hơn 150 triệu đồng, mỗi thuyền viên được chia từ 15 - 17 triệu đồng. So với các nghề đánh bắt hải sản khác, nghề câu cá mập nhiều hiểm nguy và gian nan nhưng vì mưu sinh nên ngư dân vẫn bám biển để làm ăn.
Lão ngư Trần Kim Hoa ở phường 6, cho biết: Trước khi có nghề câu cá ngừ đại dương thì ngư dân ở TP Tuy Hòa đã hành nghề câu cá mập từ lâu. Ngày nay, công nghệ câu cá mập được cải tiến rất nhiều, giàn câu khoảng 1.000 lưỡi, cách lưỡi câu khoảng 1m, ngư dân dùng dây thép (thường dùng nhiều sợi dây đàn bện lại) để khi cá cắn câu không bị đứt dây. Câu cá mập hiệu quả nhất thường ở độ sâu khoảng 400 - 500m. Ông Phan Thuẩn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường 6, cho hay: Hiện nay, để câu được cá mập, ngư dân phải ra ngư trường thuộc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khu vực có các bãi rạng, nơi cá mập thường trú ngụ. Thông thường thả câu từ 3 - 6 giờ chiều hôm trước đến rạng sáng hôm sau thì thu câu và tới khoảng 9 - 10 giờ mới xong. Hầu hết cá mập bắt được đều đã chết, nhưng nếu con nào còn sống thì kéo lên mặt nước dùng cây sắt nhọn đâm vào lưng cho chết hẳn trước khi đưa lên tàu nhằm giảm thiểu rủi ro. Những con cá lớn nặng cả tạ, ngư dân phải dùng máy tời kéo lên. Cá được đưa lên tàu sẽ cắt ngay vi để bảo quản riêng, còn phần thịt cho xuống hầm để ướp đá… So với mọi năm, năm nay nghề câu cá mập của ngư dân phường 6 có lãi khá.
Tiếp tục hỗ trợ để phát triển đa nghề
Theo các nhà khoa học, cá mập là loài sống phổ biến ở các vùng biển trên khắp thế giới, hiện có hơn 420 loài cá mập. Giá trị kinh tế thực sự của cá mập không nằm ở thịt cá mà nằm ở vi cá. Ông Nguyễn Mạnh Phùng, chủ tàu cá PY92122TS ở phường 6, nói: Thịt cá mập được thương lái thu mua về chủ yếu để chế biến chả cá, giá dao động từ 12.000 - 15.000 đồng/kg. Nhưng 1kg vi cá tươi dao động từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng (vi cá mập trắng). Không phải loại vi cá mập nào bán cũng được giá cao, những vi cá thuộc loài cá mập chuột hay cá mập thằn lằn thì giá chỉ khoảng 200.000 - 500.000 đồng/kg… Theo các chủ thu mua vi cá, sở dĩ giá vi của các loài cá mập trên thu mua thấp bởi các vi này ít cước mà chủ yếu là sụn, trong khi đó chất lượng dinh dưỡng cao nhất nằm ở cước cá.
Ông Phan Thuẩn cho biết thêm: Hiện có khoảng 100 tàu cá/hơn 180 tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân phường 6 đã kiêm thêm các nghề khai thác hải sản khác, trong đó có khoảng 30% tàu kiêm thêm nghề câu cá mập. Từ đầu năm đến nay, bình quân mỗi tàu đánh bắt xa bờ vươn khơi khoảng 5-6 chuyến biển, riêng tàu đánh bắt xa bờ kiêm nghề câu cá mập hầu hết đều có lãi cao. Trung bình mỗi tàu đánh bắt đạt trên 4 tấn cá mập, cá biệt có tàu đạt gần 20 tấn. Mặc dù giá cá mập hiện nay chỉ bằng một nửa so với năm trước, nhưng các bộ phận của cá được thu mua hết nên ngư dân có thêm thu nhập. Ngư dân phường 6 vẫn xác định cá ngừ đại dương là đối tượng khai thác chính, tuy nhiên gần đây ngư trường bị cạn kiệt, ngư dân đánh bắt không hiệu quả nên chuyển hoặc kiêm thêm một số nghề. Đề nghị Nhà nước tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển khai thác hải sản gắn với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đồng thời, tỉnh cần tiếp tục tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản để ngư dân phát triển đa nghề.
ANH NGỌC
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.