Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 08/08/2016
Ngày cập nhật:
10/8/2016
Hơn 20 năm chuyển dịch sản xuất sang nuôi tôm ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, mộng làm giàu từ nghề mới không phải lúc nào cũng đạt được như ý. Sau khi vượt qua rủi ro dịch bệnh, khi đánh giá hiệu quả, người nuôi tôm cho rằng nếu thu 100 - 200 kg/ha/vụ/năm là xem như lỗ, không hiệu quả.
Loay hoay tìm mô hình nuôi thích ứng
Ở ĐBSCL những năm qua đã định hình nhiều mô hình nuôi tôm có cách đo lường được mức lợi nhuận nhiều, ít hoặc thua lỗ. Trong đợt hạn và mặn xâm nhập mạnh đầu năm 2016, vùng nuôi tôm chiếm phần lớn là mô hình quảng canh, có một số địa phương bị thiệt hại nặng nề, năng suất tôm chỉ đạt 50kg hoặc trên 100 kg/ha.
Nuôi tôm bán thâm canh ở Sóc Trăng.
Ghi nhận, đánh giá hiệu quả nuôi tôm trong những năm gần đây, bà Quách Thị Thanh Bình, Chi Cục Phó Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, cho rằng: Với mô hình nuôi tôm quảng canh, chi phí thả tôm giống và thức ăn thủy sản thấp, nếu nuôi đạt năng suất 300 - 400 kg/ha là có lãi. Nhưng, với mức năng suất này đối với mô hình quảng canh cải tiến, sau khi trừ chi phí sẽ không có lãi. Còn đối với các mô hình thâm canh hay bán thâm canh, chi phí đầu tư cao, mật độ thả dày sẽ càng thua lỗ nặng, không hiệu quả. Hiện nay, ở vùng nuôi tôm theo mô hình tôm-lúa ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đạt năng suất bình quân tôm sú 800 kg/ha/vụ và đối với tôm thẻ năng suất đạt 1 - 1,1 tấn/ha được xem là có lãi. Mặt khác, tùy theo giá cả thị trường vào thời điểm thu hoạch, bán giá cao thì mới được xem đạt hiệu quả cao.
Nhiều năm qua, vùng nuôi tôm quảng canh đất rộng, mênh mông đồng nước như ở Cà Mau người dân thả nuôi tôm với mật độ thưa, chi phí thức ăn hầu như không đáng kể nhưng năng suất thu được thấp, mức lãi thấp nên hiệu quả kinh tế không cao. Đây là mô hình được phần nhiều nông dân chọn canh tác và có nơi áp dụng theo mô hình tôm-lúa, qui mô sản xuất 2 - 3 ha/hộ và chủ yếu dựa vào điều kiện môi trường tự nhiên.
Trong khi đó, ở vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh dọc theo bờ biển Bạc Liêu, hiệu quả kinh tế nuôi tôm công nghiệp, mật độ cao và căn cứ theo năng suất đạt với mức cao mới được xem là đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trước đây, có một thời cực thịnh, trại nuôi tôm theo mô hình bán thâm canh của ông Sáu Ngoãn (Võ Hồng Ngoãn) xã Hiệp Thành, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có hàng chục ao nuôi tôm trên diện tích rộng lớn 25ha được xem là điển hình thành công. Nhưng, sau khi trải qua đợt hạn mặn gây tổn thất nặng nề, ông Sáu Ngoãn than thở: Hậu quả hạn, mặn, nước biển xâm nhập sâu vào và độ mặn tăng cao, lúc cao điểm trên 40‰ khiến tôm chậm lớn, năng suất thấp. Đầu vụ do nuôi không đạt năng suất, trong khi thị trường cần hàng nên giá cao "trên mây". Đến nay, một số vùng nuôi tôm phục hồi năng suất nhưng giá bán thấp. Chi phí thức ăn, tôm giống và thuốc thủy sản… đều tốn kém với giá cao, nên tính ra lỗ.
Nuôi tôm theo hướng nào?
Tương tự như nuôi tôm quảng canh hay quảng canh cải tiến, nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh cho thấy muốn đạt hiệu quả không chỉ nuôi năng suất cao mà còn phụ thuộc vào giá thành sản xuất, giá bán tôm nguyên liệu trên thị trường. Một số người nuôi tôm thu tiền tỉ ở bán đảo Cà Mau gần đây chuyển hướng nuôi đạt cỡ (size) tôm lớn, chất lượng cao hơn là chạy theo tăng năng suất, nhằm thu lãi được cao hơn. Một doanh nghiệp dẫn đầu ngành xuất khẩu tôm hiện nay ở Cà Mau cho rằng, học theo cách nuôi tôm ở Ecuado (Nam Mỹ) đạt hiệu quả áp dụng nuôi thả mật độ thưa 10 - 30 con/m2, nuôi tôm cỡ lớn đạt 30 - 40 con/kg, tính ra giá trị 1 tấn tôm cỡ lớn hơn 3 - 4 tấn tôm cỡ nhỏ.
Gần đây, tham khảo mô hình nuôi tôm sú bền vững, thả tôm với mật độ thưa 5 con/m2 hoặc 7 - 9 con/m2 năng suất đạt 3,5 - 5 tấn ha, tôm đạt cỡ lớn, chất lượng cao, lợi nhuận trên 1 kg tôm cao hơn 2 - 3 kg tôm cỡ nhỏ. Ưu điểm của mô hình là chi phí con giống thấp, thức ăn ít tốn hao, chất thải ít, ít ảnh hưởng xấu cho môi trường. Đây là một cách chọn lựa để ứng dụng vào mô hình nuôi tôm bền vững.
Thạc sĩ Huỳnh Văn Hiền, Bộ môn Quản lý và Kinh tế nghề cá, Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ, nhận xét: Năng suất tôm nuôi phụ thuộc nhiều vào mật độ nuôi (nuôi quảng canh hay thâm canh hoặc siêu thâm canh). Do vậy, năng suất đạt được của mô hình nuôi quảng canh cải tiến trung bình là 300 - 500kg/ha/vụ. Nếu nuôi quảng canh cải tiến và chi phí đầu tư trung bình là 20 - 40 triệu đồng/ha/vụ. Nếu nuôi tôm thâm canh với năng suất 200 - 300 kg/vụ thì xem như lỗ. Nuôi tôm thâm canh tùy vào đối tượng nuôi: tôm sú 3 - 4 tấn/ha/vụ, tôm thẻ (chân trắng) 6 - 7 tấn/ha/vụ. Mặt khác, tùy vào điều kiện vốn đầu tư và trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật, hộ nuôi tôm nên chọn lựa mô hình phù hợp. Người có ít vốn nuôi quảng canh cải tiến hoặc luân canh tôm-lúa thì ít rủi ro. Gần đây xuất hiện mô hình siêu thâm canh đòi hỏi vốn đầu tư nhiều, chi phí con giống thả nuôi mật độ cao, thức ăn tiêu tốn nhiều hơn để nhắm đến mức thu năng suất cao hơn.
HỮU ĐỨC
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.