• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ Việt Nam: hướng tới xuất khẩu trên 6.500 tấn từ năm 2020

Nguồn tin: Fistenet, 11/08/2016
Ngày cập nhật: 12/8/2016

Hiện nay, diện tích, sản lượng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại Việt Nam có sự tăng lên về quy mô sản xuất, từ 28.133 ha năm 2011 lên 40.685 ha năm 2015. Diện tích tăng chủ yếu là nuôi hàu, sò và các loài nhuyễn thể khác ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Sản lượng tăng từ 157 ngàn tấn năm 2011 lên 265 ngàn tấn năm 2015. Nghêu, sò và hàu là 3 đối tượng có sản lượng tăng nhiều nhất trong giai đoạn vừa qua.

Năm 2015, cả nước hiện có 465 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống nhuyễn thể, hàng năm sản xuất được 30 tỷ con giống, đáp ứng được 50% nhu cầu. Một phần giống được khai thác tự nhiên phục vụ nuôi thương phẩm. Các vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung ở Quảng Ninh (sản xuất giống tu hài, hàu), Nam Định (sản xuất giống ngao), Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bến Tre, Tiền Giang (nhiều trại giống tôm quy mô nhỏ chuyển sang sản xuất giống ốc hương). Nhuyễn thế hai mảnh vỏ Việt Nam xuất khẩu đi 42 nước (chủ yếu là nghêu, sò, ốc, điệp), thị trường chính là EU, Bắc Mỹ, Mỹ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nghêu luộc đông lạnh IQF, đóng hộp, nghêu muối; sò đông lạnh, sò khô, ốc hương sống,… Năm 2013, EU đã công nhận Việt Nam có 12 vùng nuôi nhuyễn thể an toàn.

Tại Hội thảo “Nhuyễn thể hai mảnh vỏ Việt Nam: xuất khẩu trên 6.500 tấn từ năm 2020” trong khuôn khổ Hội chợ thủy sản quốc tế VietFish 2016 vừa qua, ông Trần Công Khôi – Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) cho biết, sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ nước ta hiện đã phát triển mở rộng quy mô sản xuất nhiều giống loài có giá trị kinh tế, chủ động được nghiên cứu, tạo giống. Có công nghệ nuôi đa dạng tùy thuộc giống loài và điều kiện từng địa điểm cụ thể, đã có nhiều vùng đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), mở rộng thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại như nguồn giống cung cấp còn thiếu, bị động trong sản xuất. Việc phối hợp với các ngành chưa chặt chẽ, dẫn đến ô nhiễm môi trường, dịch bệnh vẫn xảy ra. Chưa có chính sách hỗ trợ riêng cho nuôi nhuyễn thể, chưa phát triển được ở vùng đảo xa do thiếu cơ chế phù hợp. Công tác cảnh báo về các hiện tượng thời tiết cực đoan chưa kịp thời và chưa có biện pháp phòng ngừa, khắc phục khi có sự cố. Nguồn vốn đầu tư còn hạn chế.

Ông Khôi cũng cho biết về chỉ tiêu phát triển sản xuất, tiêu thụ nhuyễn thể đến năm 2020 là: Tổng diện tích nuôi đạt 48.370 ha, trong đó diện tích nuôi nghêu/ngao 23.110ha; hàu: 2.770ha, ốc hương 1.000 ha, 12.720 ha sò; 190 ha tu hài và 8.580 ha nhuyễn thể khác. Tốc độ tăng bình quân đạt 4,4%/năm (giai đoạn 2016 - 2020). Tổng sản lượng 400.000 tấn, trong đó sản lượng nuôi nghêu/ngao: 305.550 tấn, 17.580 tấn hàu, 5.120 tấn ốc hương, 54.280 tấn sò, 490 tấn tu hài, và 16.980 tấn đối tượng nhuyễn thể khác, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,8%/năm. Năng suất nuôi nhuyễn thể đạt trung bình 8,27 tấn/ha, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,1%/năm (giai đoạn 2016 - 2020). Chủ động cung cấp 70 - 80% tổng nhu cầu giống nuôi thương phẩm đảm bảo chất lượng cho các đối tượng nuôi chính. Giá trị xuất khẩu nhuyễn thể đạt khoảng 150 triệu USD; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,8%/năm (giai đoạn 2016 - 2020). Thu hút và giải quyết việc làm cho 80.000 người, trong đó có khoảng 50-60% số lao động thủy sản được đào tạo, tập huấn.

Qua đó, các giải pháp đưa ra là nâng cấp, mở rộng hệ thống sản xuất giống hiện có, hình thành các khu sản xuất và bảo vệ giống nghêu tự nhiên ở Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Nam Định, Thái Bình. Sản xuất giống tu hài, hàu chủ yếu ở Vân Đồn, Cát Hải và Vạn Ninh. Giống sò huyết ở Kiên Giang, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Giống ốc hương, điệp chủ yếu ở huyện Vạn Ninh, thành phố Cam Ranh và một số huyện ở tỉnh Phú Yên. Giống bào ngư chủ yếu ở đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng). Về tổ chức sản xuất, hình thành các hợp tác xã, đối với vùng biển xa hình thành hội nghề nghiệp. Quản lý hiệu quả hoạt động khai thác nguồn giống tự nhiên. Thông tin cảnh báo môi trường và xây dựng các biện pháp ứng phó kịp thời, xây dựng cơ chế phối hợp với hoạt động du lịch và các ngành kinh tế khác.

Về thị trường và xúc tiến thương mại, giữ vững cơ cấu các thị trường xuất khẩu nhuyễn thể truyền thống: EU, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Tiếp tục mở rộng thị trường các vùng Đông Âu, Bắc Âu, Trung Đông, Châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Á. Chủ động các hoạt động xúc tiến thương mại nhất là tại các thị trường mà Việt Nam đã và chuẩn bị ký các hiệp định thương mại tự do FTA và TPP. Thúc đẩy hội nhập với khu vực ASEAN và với tổ chức WTO nhằm tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu.

Về kiểm soát ATVSTP, xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhuyễn thể, hoàn thiện hệ thống kiểm tra, chứng nhận sản phẩm nhuyễn thể sau thu hoạch, trước khi ra khỏi nhà máy chế biến. Ban hành các văn bản về điều kiện sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhuyễn thể đảm bảo VSATTP thủy sản phù hợp. Duy trì hoạt động kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, đồng thời mở rộng Chương trình kiểm soát chất lượng. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục về VSATTP tại cộng đồng, trong đó đặc biệt cộng đồng những người sản xuất và cung ứng nguyên liệu.

Hà Kiều

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang