Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 09/08/2016
Ngày cập nhật:
13/8/2016
Xã Cổ Đô, huyện Ba Vì là địa phương đầu tiên của Hà Nội thử nghiệm mô hình nuôi cá theo công nghệ biofloc và có dấu hiệu chuyển biến tích cực.
Ao nuôi được lót bạt nền đáy và sử dụng quạt khí theo mô hình biofloc
Ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi thâm canh cá rô phi góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của cá nuôi, cho năng suất cao, hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Ở Việt Nam, biofloc được sử dụng phổ biến trong nuôi tôm chân trắng. Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai chương trình nuôi cá rô phi đơn tính theo mô hình biofloc trên diện tích 2ha ao cá của 6 hộ dân ở xã Cổ Đô nhờ lợi thế có nguồn nước sạch sông Đà.
Triển khai mô hình, giữa tháng 6/2016, người dân xã Cổ Đô tiến hành thả cá giống với mật độ 5 con/m2 ao. Sau 50 ngày thả nuôi, cá giống từ 140 - 160 con/kg phát triển đạt ngưỡng 8 - 10 con/kg.Theo đánh giá của ông Nguyễn Trọng An, Phó Chủ nhiệm HTXNN Cổ Đô, tốc độ cá tăng trưởng nhanh và đạt tiêu chuẩn.
Kỹ thuật quan trọng và không thể thiếu của công nghệ biofloclà nạo vét bùn, lót bạt nền đáy và sử dụng hệ thống quạt khí. Chỉ tay vào chiếc quạt khí đang hoạt động, ông An cho biết, quạt khí giúp đảo môi trường nước, cân bằng nhiệt độ toàn ao và tăng oxy cung cấp cho cá. Đồng thời, hệ thống nước tạo dòng chảy tuần hoàn, bắt buộc cá vận động, giúp cá ăn khỏe hơn.
Đến giai đoạn cá phát triển lớn, mật độ cá trong ao nhiều thì quạt khí phải sử dụng 24/24 giờ.
Thay vì xử lý thức ăn cặn bã qua hệ thống hầm biogas trong thâm canh truyền thống, công nghệ biofloc với lượng men vi sinh vật xử lý môi trường nước trực tiếp, làm môi trường nước sạch, trong, màu nước đẹp.
Vì vậy, trong quá trình nuôi không thay nước, chỉ bổ sung lượng nước bị thất thoát do bốc hơi. Ngoài ra, quá trình xử lý nguồn nước ao giúp tích hợp cacbon và nitơ, chuyển hóa chất dinh dưỡng từ chất thải hữu cơ thành nguồn protein cho cá, làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn nuôi cá. Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi là cám dạng viên nổi, cho cá ăn theo tỷ lệ 3%, mỗi ngày 2 lần. Theo ước tính, công nghệ biofloc giảm thiểu 10% lượng thức ăn chăn nuôi mỗi năm, giúp giảm chi phí chăn nuôi của hộ dân.
Quá trình ủ men vi sinh diễn ra 24 - 48 tiếng
Là người trực tiếp chỉ đạo mô hình, ông An cũng cho biết, mỗi tuần tiến hành kiểm tra mẫu nước ao nuôi một lần. Từ đó tính toán bổ sung rỉ đường để điều chỉnh lượng cacbon/nitơ trong ao, tạo điều kiện cho biofloc phát triển.
Chị Nguyễn Thị Hương, đại diện 1 trong 6 hộ dân tham gia nuôi thí điểm cá rô phi đơn tính theo công nghệ biofloc chia sẻ, quá trình nuôi được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là quá trình ủ men vi sinh. Men vi sinh vật ủ liên tục 24 - 48 tiếng rồi cho vào hệ thống ao xử lý với tỷ lệ 3.000m2 ao tương ứng với 30 lít men vi sinh mỗi ngày. “Thay vì sử dụng phân bón để xử lý nước ao như trước đây thì nay biofloc giúp môi trường nước sạch hơn và cá sinh trưởng tốt. Nước sao trong, xanh và không có tảo lam gây độc cho cá”, chị Hương cho biết thêm.
Ông Nguyễn Trọng An cũng cho biết thêm, khó khăn lớn đối với bà con là chi phí đầu tư ban đầu lớn, từ giai đoạn làm sạch bùn, dùng bạt lót nền đáy, trang bị hệ thống quạt khí ước tính 50 - 60 triệu/hộ. Ngoài ra, mô hình còn mới mẻ nên trình độ tiếp xúc với khoa học công nghệ của bà con còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong quá trình nuôi cá.
Bà con có thể liên hệ học hỏi mô hình nuôi biofloc tại Trung tâm Khuyến nông Hà Nội qua số điện thoại: 0433530846.
ĐỖ THÙY MỴ
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.