• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Từ bỏ xung điện, về nuôi cá lồng

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 17/08/2016
Ngày cập nhật: 18/8/2016

Nhiều năm trước, người dân ven sông ở xã Hải Tân (huyện Hải Lăng, Quảng Trị) sống chủ yếu bằng nghề chài lưới nay đây mai đó theo từng con nước nên đời sống rất bấp bênh. Không những vậy, nhiều hộ gia đình ở đây dùng đến cả xung điện, một loại phương tiện đánh bắt mang tính tận diệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên để đánh bắt cá. Nhưng giờ đây, về Hải Tân sẽ không còn cảnh người dân đeo máy xung điện hàng đêm lặn lội dọc các kênh rạch, khúc sông mưu sinh qua ngày. Hướng chăn nuôi cá lồng hiệu quả đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống người dân nơi đây.

Hải Tân có hai con sông Ô Lâu và Ô Giang chảy qua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Thế nhưng nhiều năm trước, những người dân vạn đò vẫn chưa có hướng ổn định cuộc sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Họ chỉ mưu sinh bấp bênh bằng việc đánh bắt tôm cá trên sông, nhiều người còn sử dụng đến xung điện để đánh cá. Đến năm 2004, một hướng đi mới đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống nơi đây, người dân không những ổn định cuộc sống mà còn ngày càng nâng cao thu nhập bằng nuôi trồng thủy sản. Từ khi thử nghiệm mô hình nuôi cá lồng trên sông đạt được hiệu quả, xã Hải Tân đã vận động và hỗ trợ người dân triển khai mô hình này với các lồng nuôi cá nước ngọt như cá chình, trắm, chép, rô phi…

Mô hình nuôi cá chình lồng giúp người dân Hải Tân thoát nghèo, vươn lên làm giàu

Đến nay, xã Hải Tân có 57 hộ có mô hình nuôi cá lồng trên sông tập trung ở 3 thôn trong tổng số 4 thôn đó là các thôn Câu Nhi, Văn Trị, Hà Lỗ với 81 lồng nuôi. Mô hình nuôi cá chình lồng được phát triển nhiều và hiệu quả bởi đây là loài có giá trị kinh tế cao, có sức tiêu thụ lớn. Bình quân mỗi lồng cá chình nuôi được từ 200 đến 400 con, trong thời gian nuôi khoảng 1 năm thì xuất bán khi đạt trọng lượng từ 4 - 5 kg. Với thời gian nuôi như vậy cho nên cá chình lồng được nuôi gối vụ để đảm bảo mỗi năm đều có số lượng cá xuất bán ra thị trường. Khi đầu ra và giá thị trường ổn định, 1kg cá chình có giá 400 - 600 nghìn đồng, bình quân hộ nuôi được 1 lồng với khoảng 200 - 400 con cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Như vậy, việc nuôi cá chình lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, không những giúp nhiều hộ gia đình ở xã Hải Tân thoát nghèo, vươn lên làm giàu mà việc dùng xung điện để đánh bắt tôm cá mưu sinh trước đây cũng đã chấm dứt để bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài việc nuôi cá chình lồng thì các mô hình nuôi cá trắm lồng, rô phi đơn tính được người dân nơi đây chú trọng. Đây là các loài cá đem lại hiệu quả kinh tế cao, chủ động được nguồn thức ăn tự nhiên, có thời gian nuôi ngắn hơn so với cá chình nên đảm bảo nguồn thu nhập thường xuyên trong năm.

Chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá lồng trên sông Ô Giang của hộ gia đình anh Phạm Văn Thiện (ở thôn Văn Trị, xã Hải Tân) để hiểu hơn về sự hiệu quả của hướng làm kinh tế này mang lại. Từ năm 2006, anh Thiện bắt đầu triển khai mô hình nuôi cá chình lồng, đến nay anh có 3 lồng cá chình và 1 lồng nuôi cá trắm cỏ, với mỗi lồng có thể tích 12 mét khối nuôi được 500 con cá chình. Anh Thiện cho biết, việc nuôi cá lồng không quá khó khăn như dự tính ban đầu của anh bởi điều kiện tự nhiên ở địa phương thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào, đa phần lấy trong tự nhiên như các loài cá vụn, tôm tép…Mỗi ngày chỉ cần cho cá ăn một lần, công chăm sóc rất ít, thời gian còn lại có thể làm được nhiều việc khác. Chỉ trong vòng 5 năm từ khi bắt tay vào nuôi cá lồng, cuộc sống gia đình anh khấm khá lên từng ngày, 3 đứa con của anh Thiện có điều kiện học hành tới nơi tới chốn. Nhớ lại trước đây, gia đình anh thuộc diện nghèo nhất xã, cuộc sống bấp bênh cơm không đủ ăn, phải lặn lội mưu sinh theo dòng nước. Đến khi mô hình nuôi cá lồng được triển khai ở Hải Tân thì cuộc sống người dân được cải thiện thấy rõ.

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà hai tầng khang trang, đầy đủ tiện nghi, ông Phan Văn Vách (thôn Hà Lỗ) cho biết: “Gia đình tôi được như thế này cũng là nhờ con cá chình, con cá trắm nuôi lồng. Không còn cái thời xách máy xung điện thâu đêm đi đánh cá bấp bênh mà còn bị cấm, bị phạt vì tận diệt môi trường. Mấy năm nay cá chình được giá, được mùa nên đời sống vật chất của gia đình được nâng cao”. Ông Vách có 3 lồng cá chình, 7 lồng cá trắm thả trên dòng Ô Lâu. Lúc mới bắt đầu, ông đóng một chiếc lồng bằng các thanh nhôm, đục lỗ nhỏ, rồi bỏ cá chình con vào để nuôi, dần dần ông vay mượn một số vốn đầu tư lồng nhôm trị giá gần 18 triệu đồng mỗi cái, dựa vào đặc tính của cá chình để đặt vị trí phù hợp cho cá nhanh phát triển, hiệu quả cao. Ông Vách nuôi cá chình theo phương thức gối vụ bởi thời gian nuôi rất lâu từ 1,5 đến 2 năm mới cho thu hoạch. Với cách nuôi gối vụ thì năm nào ông cũng có một lượng cá chình để xuất bán, thu nhập đều đặn hơn. Ngoài ra, các lồng cá trắm có thì cho thu nhập quanh năm tạo thêm thu nhập thường xuyên để trang trải chi phí chăn nuôi và ổn định cuộc sống. Khi cá chình đạt trọng lượng 4 - 5 kg thì được xuất bán với giá rất cao từ 500- 600 nghìn đồng/kg, tính ra mỗi năm gia đình ông Vách thu về hơn trăm triệu đồng.

Khi hỏi về khó khăn trong việc nuôi cá lồng thì tất cả người nuôi đều có câu trả lời giống nhau đó là nguồn giống. Nhưng đó chỉ là giai đoạn ban đầu, đến nay nguồn giống đã được chủ động, có nguồn gốc rõ ràng. Trước đây, khi mới triển khai nuôi, muốn có cá giống, người nuôi phải lặn lội đi khắp nơi để tìm giống cá chình sống ở nơi hang nước đá lạnh, ở các khe suối. Khi mua được giống đem về, chưa chắc loài này đã kịp thích nghi với điều kiện nuôi ở đất bùn, cát, nếu mua giống không rõ nguồn gốc thì sẽ khó phù hợp và cá chết sau khoảng 1 tháng thả nuôi. Nhưng đến nay vấn đề này đã được cải thiện, người dân không lo về nguồn giống khi các công ty ở nhiều nơi tìm về đây kí hợp đồng cung cấp giống cho người dân.

Đứng trước thềm ngôi nhà mới xây nhìn ra khúc sông nơi có 5 - 7 lồng nhôm nuôi cá chình nổi lập lờ, ông Phan Xích (thôn Câu Nhi) nhớ lại những tháng ngày bắt tay vào nuôi cá chình lồng. Người dân nơi đây vẫn hay có câu cửa miệng rằng nuôi cá chình như gửi tiền đáy sông. Câu này như vừa thể hiện khát vọng làm giàu từ con nước nhưng cũng thấy được sự khó khăn, mong manh thuở mới bắt đầu khởi nghề. Bao nhiêu vốn liếng đều đổ dồn vào con cá chình lồng, sống được, khấm khá cũng nhờ con cá, là hướng làm giàu rất bền vững cho người dân nơi đây.

Ông Bùi Xuân Giang, Chủ tịch UBND xã Hải Tân khẳng định: “Hiệu quả kinh tế từ nuôi cá chình lồng rất cao. Xã Hải Tân đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, đây là hướng đi tích cực, hiệu quả cao trong công cuộc thoát nghèo, vươn lên làm giàu của từng hộ gia đình nơi đây. Cũng nhờ việc nuôi cá chình, người dân địa phương đã bỏ luôn nghề xung điện tận diệt, nên môi trường được đảm bảo, an ninh trật tự được giữ vững, cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao”.

THANH HIẾU

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang