• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cơ chế tự làm sạch nguồn nước gặp khó

Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 26/08/2016
Ngày cập nhật: 27/8/2016

Thời gian gần đây, hiện tượng cá nuôi chết với số lượng lớn xảy ra ở nhiều nơi của tỉnh Thừa Thiên Huế như ở Hương Trà, Phú Lộc, Hương Thủy… Thậm chí, cá tự nhiên trên sông An Cựu cũng chết khá nhiều, khiến người dân lấy làm lạ về hiện tượng hy hữu này. Lý giải về hiện tượng cá chết, theo cơ quan chuyên môn có thể do nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ cục bộ.

Nhiều nguồn thải đổ ra sông không thu xuể

Sự nhiễm bẩn của nguồn nước, có thể do tự nhiên hoặc nhân tạo. Các chất bẩn có thể ở dạng chất lơ lửng, keo, tan, chất độc, vi sinh vật, sinh vật… Sự nhiễm bẩn tự nhiên là do mưa rơi xuống mặt đất, kéo theo các chất bẩn xuống hồ, sông, đầm, hoặc do các sản phẩm sống, hoạt động phát triển của sinh vật, vi sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Sự nhiễm bẩn nhân tạo chủ yếu do nước thải sinh hoạt vùng dân cư, chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ... được xả trực tiếp ra ao hồ, sông suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lý hoặc với khối lượng quá lớn, tích tụ lâu ngày, vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các ao, hồ, sông, đầm… Theo nhiều nhà chuyên môn, xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng, thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.

Lý giải của giới chuyên môn, nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín, hoặc các vùng nước ít lưu thông trao đổi. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Sự thay đổi chế độ khí ô xy hòa tan sẽ kéo theo sự thay đổi quần thể sinh vật. Các loài vốn thích nghi với nước sạch khi thiếu ô xy sẽ bị chết. Đầu tiên là cá, rồi tiếp đến là những động vật thượng đẳng; đồng thời các loài quần thể thích nghi với điều kiện thiếu khí sẽ phát triển, độ ô xy hóa các chất hữu cơ giảm và trong nước sẽ tích lũy sản phẩm không bị ô xy hóa hòa tan.

Nhiều người cho rằng, theo quy luật, chính cơ chế tự làm sạch sẽ giúp làm giảm ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên, quá trình tự làm sạch tùy thuộc nhiều yếu tố: dung lượng nước sông, tốc độ dòng chảy, điều kiện làm thoáng hòa tan ô xy theo bề mặt chiều sâu dòng chảy, nhiệt độ, thành phần hóa lý của nước, tính chất các chất bẩn. Ở các dòng sông chảy chậm hoặc ở các hồ, các lớp nước trên cùng có ô xy hòa tan, nhưng ô xy chỉ khuếch tán xuống các lớp dưới với lượng ít, nên ở các lớp nước dưới thường tạo thành điều kiện yếm khí. Thực tế, tốc độ dòng chảy ở một số đoạn sông như An Cựu, sông Bồ, sông Hương, đầm Sam, Chuồn, Thủy Tú thuộc hệ thống đầm Tam Giang - Cầu Hai… rất nhỏ, thậm chí không chảy do sự chặn dòng của các công trình dân sinh, công cộng… Điều này cũng dễ hiểu vì sao có hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số nơi trong thời gian qua mỗi khi thời tiết thay đổi, mưa dông xuất hiện…

Hoài Nguyên

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang