Nguồn tin: Báo Long An, 29/08/2016
Ngày cập nhật:
30/8/2016
Việc nuôi trồng thủy sản tại vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An có từ lâu đời và mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm hiện nay là phải phát triển sản xuất theo hướng ổn định, bền vững và có chiều sâu để thủy sản trở thành thế mạnh của vùng.
Thủy sản vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh theo quy hoạch bao gồm các huyện: Đức Huệ, Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và thị xã Kiến Tường. Từ lâu, người dân vùng Đồng Tháp Mười phát triển nuôi trồng thủy sản để phát triển kinh tế gia đình.
Thu hoạch thủy sản tại vùng Đồng Tháp Mười
Phát triển thủy sản theo hướng ổn định và bền vững
Thế mạnh của vùng là nuôi thủy sản trong mùa lũ, với các mô hình nuôi lồng, vèo trên sông hoặc nuôi trong ao hay nuôi cá trên ruộng lúa, các đối tượng nuôi chính là các loại cá đồng như: Cá lóc, trê, rô, cá tra, mùi, rô phi, chép,...
Ông Phạm Hoàng Anh, ngụ xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa chia sẻ: “Hiện nay, nghề nuôi trồng thủy sản ở vùng Đồng Tháp Mười đang mang lại hiệu quả cho nhiều nông dân. Hiện tại, ở địa phương, nghề nuôi cá trê vàng đang phát triển, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Gia đình tôi có khoảng 500m2 nuôi cá trê vàng, 1 năm nuôi được 2 vụ. Trung bình mỗi vụ, lãi khoảng 30-40 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí”.
Tình hình hạn, xâm nhập mặn thời gian qua gây ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng thủy sản của tỉnh, do thiếu nước ngọt để làm giảm độ mặn, tốc độ xuống giống chậm do người dân lo ngại khi nhiệt độ, độ mặn tăng cao là cơ hội phát sinh dịch bệnh và gây thiệt hại. Giải pháp cơ bản để phát triển diện tích nuôi thích ứng với điều kiện tự nhiên là thực hiện tốt quy hoạch, triển khai kế hoạch mùa vụ và quản lý vùng nuôi, tăng cường công tác quan trắc môi trường và phòng, chống dịch bệnh, tăng cường phối hợp giữa các địa phương trong việc điều tiết nước mặn, ngọt bảo đảm sản xuất.
Việc nuôi trồng thủy sản tại vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An có từ lâu và mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân
Hướng đến chiều sâu
Mặc dù nghề nuôi trồng thủy sản tồn tại từ lâu tại vùng Đồng Tháp Mười, người nuôi đạt những hiệu quả nhất định nhưng đa phần người dân nuôi theo hướng tự phát, nhỏ, lẻ, không phát triển đồng bộ nên chưa phát huy được tiềm năng cũng như thế mạnh của vùng, đồng thời, chưa tạo ra được thương hiệu riêng biệt.
Một số mô hình nuôi như: Nuôi cá trong ao đất chỉ ở mức thâm canh tự phát với quy mô nhỏ, lẻ hoặc dừng lại ở mức bán thâm canh hay kết hợp với VAC để tăng thu nhập; các mô hình nuôi tôm càng xanh, thủy đặc sản phát triển còn yếu. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn, thiếu con giống, chất lượng con giống không ổn định, giá thành đầu ra chưa ổn định, kỹ thuật nuôi các loài thủy đặc sản chưa cao, tập quán nuôi của người dân,...
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 6,80%/năm (giai đoạn 2001-2012). Giai đoạn sau năm 2012, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.730ha, trong đó, cá nuôi trong ao chiếm 66,80%, trên ruộng lúa vào mùa lũ chiếm 32,40%, còn lại là các loại thủy sản khác và khoảng 842 vèo nuôi cá. Sản lượng đạt mức tăng trưởng bình quân 3,40%/năm (giai đoạn 2001-2012). Giai đoạn sau năm 2012, sản lượng đạt 12.146 tấn, trong đó: Cá ao 9.168 tấn, cá nuôi lồng, vèo 2.010 tấn, cá nuôi trên ruộng lúa 924 tấn, các loại thủy sản khác như tôm càng xanh, thủy đặc sản đạt sản lượng khoảng 44 tấn.
Nuôi cá lóc Đồng Tháp Mười. Ảnh: Mỹ Yến
Năm 2014, quy hoạch thủy sản vùng Đồng Tháp Mười được tỉnh triển khai nhằm khuyến khích người dân phát triển nuôi trồng thủy sản và phát huy thế mạnh của vùng. Chi cục Thủy sản tổ chức hội nghị triển khai chính sách khuyến khích phát triển nuôi thủy sản trên địa bàn các huyện vùng Đồng Tháp Mười cho hơn 30 cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phối hợp địa phương tổ chức các cuộc hội nghị cho hơn 150 cán bộ, công chức cấp xã, người nuôi thủy sản tại huyện Thạnh Hóa và thị xã Kiến Tường. Tổng kinh phí hỗ trợ gần 803 triệu đồng cho các huyện: Tân Hưng, Mộc Hóa, Thạnh Hóa và thị xã Kiến Tường. Năm 2015, tổng kinh phí hỗ trợ gần 7,8 tỉ đồng, gồm các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, thị xã Kiến Tường.
Theo quyền Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh - Tạ Văn Nguyễn Hoàng, để định hướng phát triển thủy sản vùng Đồng Tháp Mười, trước mắt, đẩy mạnh phát triển thủy sản theo hướng tập trung (thâm canh, bán thâm canh) trên các diện tích ao, vùng đất ven sông với các đối tượng nuôi chủ lực như: Cá tra, rô phi đơn tính, cá lóc, trê và tôm càng xanh. Phát triển nuôi cá mùa lũ với mô hình nuôi lồng bè, vèo trên các sông, kênh theo hướng bảo vệ môi trường với các đối tượng có giá trị kinh tế như: Cá lóc, điêu hồng, bống tượng và mô hình nuôi cá-lúa kết hợp.
Về lâu dài, định hướng cho phát triển nuôi thủy sản với nhiều loại hình nuôi trên các vùng sinh thái, đa dạng hóa với các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Chú trọng việc nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm; đặc biệt phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu./.
Hải Phong-Thanh Mỹ
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.