Nguồn tin: Báo Bà Rịa Vũng Tàu, 30/08/2016
Ngày cập nhật:
31/8/2016
Cá chết nổi trên mặt nước tại khu nuôi cá lồng bè của ông Trịnh Văn Năm (tiểu khu 8) vào ngày 26-8.
Chiều 29-8, ông Huỳnh Văn Thêm, Phó trưởng Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT) cho biết, sau khi nhận được thông tin cá nuôi lồng bè trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) xảy ra hiện tượng chết bất thường với số lượng lớn, Chi cục Thú y phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh đã khảo sát tình hình, lấy mẫu xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.
Theo thống kê sơ bộ của của cán bộ chuyên môn, tính đến ngày 26-8, có 8 hộ nuôi cá lồng bè tại tiểu khu 4 và 8 xảy ra sự cố cá chết hàng loạt với số lượng ước tính khoảng 35 ngàn con cá chim (cỡ 350 - 400g/con) và khoảng 5 ngàn con cá bớp (cỡ 300g đến 7kg/con). Trong đó, hộ ông Huỳnh Văn Sa (tiểu khu 8) bị thiệt hại nặng nhất với toàn bộ 17 ngàn con cá chim trắng loại nhỏ (khoảng 0,3 - 0,4kg/con) bị chết. Kế đến là hộ ông Nguyễn Văn Đại (tiểu khu 8) với 10 ngàn cá chim trọng lượng trung bình 0,3kg/con bị chết. Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 3,5 tỷ đồng.
Theo nhận định ban đầu của các cơ quan chức năng, theo chu kỳ từ tháng 8 đến tháng 9 hàng năm, khu vực BR-VT có mưa nhiều. Nguồn nước mưa từ trên bờ đổ xuống làm độ mặn của nước sông giảm đột ngột, gây sốc, khiến cá bỏ ăn. Cùng với đó, các nguồn ô nhiễm khác do nước mưa cuốn theo từ trên bờ xuống, làm nguồn nước bị thiếu ôxy cục bộ. Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến cá tuột nhớt và chết nhanh.
Trong thời gian các cơ quan chuyên môn tiếp tục theo dõi, giám sát, để giảm thiểu thiệt hại, từng bước khắc phục và ổn định sản xuất, Chi cục Thú y đề nghị các hộ nuôi cá lồng bè cần tăng cường sục khí để tăng hàm lượng ôxy hòa tan trong nước cho cá, nhất là thời điểm con nước đứng. Đặc biệt chú ý lúc nửa đêm trở về sáng vì thời điểm này hàm lượng ôxy trong nước giảm thấp nhất trong ngày. Các hộ nuôi phải vệ sinh sạch sẽ lưới của các lồng để tăng cường sự trao đổi nước, giúp lồng thông thoáng hơn. Thu gom xác cá chết và xử lý theo đúng quy định, không vứt xác cá chết trôi nổi trên sông, tránh gây ảnh hưởng đến các hộ nuôi khác.
Trước mắt, Chi cục Thú y kiến nghị Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở TN-MT kiểm tra, giám sát nguồn nước tại khu vực trên; UBND TP.Vũng Tàu, UBND xã Long Sơn tiếp tục hướng dẫn người dân các biện pháp khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất. Các hộ nuôi trồng thủy sản khi phát hiện nguồn nước ô nhiễm, cá chết thì nhanh chóng báo chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn để tìm ra nguyên nhân, thực hiện các giải pháp tránh thiệt hại nặng nề cho người nuôi.
PHƯƠNG NAM
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.