Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 10/09/2016
Ngày cập nhật:
12/9/2016
Người nuôi cá lóc trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp “đang đứng ngồi không yên” bởi cá lóc đã đến lứa xuất bán nhưng giá đang giảm mạnh, thương lái thu mua cầm chừng nên người nuôi đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ.
Giá cá lóc giảm mạnh khiến người nuôi khó có lãi
Hầm cá lóc 1.500m2, với sản lượng khoảng 40 tấn cá của ông Lâm Chí Viễn, ngụ xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, đang giai đoạn xuất bán. Ông Viễn cho biết, đến nay, chi phí đầu tư cho chăn nuôi trên 1 tỷ đồng. Trước đó, thương lái ngã giá mua cá của ông là 31.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do giá cá liên tục sụt giảm nên tiến độ xuất bán cá chậm hơn so với nửa tháng trước, khiến chi phí chăn nuôi tăng lên hơn 500 triệu đồng cho một hầm nuôi nên vụ cá này ông Viễn xem như phá huề.
Ông Viễn cho biết: “Hầm cá lóc của tôi hợp đồng bán cho thương lái là 31.000 đồng nên mới giữ được đúng giá. Hiện tại, thị trường bên ngoài giá 27.000 đồng mà không có người mua nên người nuôi cá lóc gặp khó khăn ở khâu đầu ra”.
Hiện tại, giá cá lóc trên địa bàn huyện Hồng Ngự đang “lao dốc”, khoảng một tháng trước giá cá lóc khoảng 40.000 đồng/kg, giảm xuống khoảng 28.000 đồng/kg nhưng thương lái thu mua cầm chừng. Nhiều hầm cá lóc đến kỳ xuất bán nhưng vẫn khó tiêu thụ nên tiếp tục “neo hầm” khiến chi phí chăn nuôi tăng lên, đồng thời cá lớn quá lứa khiến giá sụt giảm mạnh và càng khó tiêu thụ. Trong khi giá thức ăn tăng cao, chi phí nuôi 1kg cá lóc thương phẩm khoảng 32.000 đồng, với giá bán khoảng 28.000 đồng/kg, người nuôi thua lỗ khoảng 4.000 đồng/kg, chưa kể tiền thuê ao nuôi.
Người nuôi cá lóc đang “ngóng” thương lái
Người nuôi cá lóc cho biết, họ chưa bao giờ phải chịu cảnh thấp thỏm, lo lắng như lúc này. Theo Trạm Thủy sản huyện Hồng Ngự, nguyên nhân giá cá lóc giảm mạnh có thể do cung vượt cầu. Bởi, thực tế thị trường xuất bán chính trong huyện vẫn là các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh, thông qua thương lái ở địa phương, chưa có thị trường tiêu thụ ổn định.
Trong khi đó, hơn một năm nay, tình trạng người dân ồ ạt đào ao nuôi cá lóc bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng đã khiến sản lượng cá thương phẩm tăng lên đáng kể, gây ra tình trạng cung vượt cầu. Mặc khác, do chăn nuôi tự phát, ngoài quy hoạch, người nuôi chưa nắm được các kỹ thuật chăn nuôi, cá bị bệnh, hao hụt nhiều cũng khiến việc chăn nuôi gặp nhiều rủi ro.
Toàn huyện Hồng Ngự có khoảng 348 hộ nuôi với 814 ao và gần 200 lồng bè, vèo.
Dương Út
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.