• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Còn nhiều loại cá nhiễm chất cấm

Nguồn tin: Người Lao Động, 28/09/2016
Ngày cập nhật: 30/9/2016

Toàn bộ các lô thủy sản tươi sống tại TP HCM khi được xác định nhiễm hóa chất, kháng sinh cấm thì đã vào bụng người tiêu dùng

Trong 9 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp TP HCM đã phát hiện 76 mẫu (tỉ lệ 13,8%) cá kèo, cá trê, cá tra, cá điêu hồng, cá hú, cá sặc, cá bống, cá rô… nhiễm hóa chất, kháng sinh cấm nhưng chỉ xử phạt “nguội” chủ hàng, còn tang vật đều đã được tiêu thụ hết. Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp báo định kỳ quý III/2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP diễn ra ngày 28-9.

Dân trong nghề cũng khó nhận biết

Công tác lấy mẫu kiểm tra được thực hiện bởi Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP với 548 tổng số mẫu, các chỉ tiêu phân tích như: enrofloxacin, chloramphenicom, leucomalachite, malachite green,… Nơi phát hiện tỉ lệ vi phạm cao nhất là tại các cơ sở sản xuất kinh doanh (24,7%), chợ đầu mối Bình Điền (16,4%), riêng 128 mẫu thủy sản lấy tại các vùng nuôi ở TP HCM đều không phát hiện có tồn dư. Điều này cho thấy hầu hết các mẫu thủy sản nhiễm hóa chất, kháng sinh đều có nguồn gốc nuôi từ các tỉnh đem về TP tiêu thụ.

Theo đó, những tỉnh có tỉ lệ mẫu thủy sản nuôi nhiễm nhiều là An Giang (12/38 mẫu, tỉ lệ 31,6%) với sản phẩm gồm cá chim trắng, cá lăng, cá điêu hồng, khô cá bống, lươn; Bạc Liêu (7/18 mẫu) với cá kèo; Đồng Tháp (13/50 mẫu): cá kèo, basa, cá hú, chạch, ếch, cá he; Sóc Trăng (11/26 mẫu): cá kèo; Đồng Nai (6/29): cá basa, cá rô,…

Một điểm kinh doanh thủy hải sản tại chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, TP HCM Ảnh: Hoàng Triều

Ông Trần Văn Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP, cho biết các chỉ tiêu kiểm tra hóa chất, kháng sinh cấm phải lấy mẫu gửi đến phòng xét nghiệm. Kết quả có sau từ 10-14 ngày trong khi lô hàng thường được tiêu thụ trong ngày nên không xử lý được tang vật. Ông Sơn cũng thừa nhận không thể nhận biết thủy sản nhiễm kháng sinh bằng mắt thường, ngay cả dân trong nghề. Do vậy, chỉ có thể khuyến cáo người dân mua thủy sản rõ nguồn gốc, những nơi có áp dụng quy trình sản xuất tốt như GAP, GMP để hạn chế thấp nhất nguy cơ.

Đối với thủy sản hiện nay đã có một số sản phẩm được thí điểm kiểm soát theo chuỗi thực phẩm an toàn như: tôm nước lợ, cá thát lát, cá điêu hồng, cá kèo, cá chẽm, cá viên với sản lượng cung cấp cho thị trường đạt 1.558 tấn/năm.

Người tiêu dùng lãnh đủ

Về việc tạm giữ lô hàng trong thời gian chờ kết quả từ phòng thí nghiệm (kết quả kiểm tra nhanh dương tính) nhằm bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, bà Huỳnh Thị Kim Cúc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP, cho biết đã nhiều lần kiến nghị về vấn đề này nhưng chưa được tháo gỡ về pháp lý. Theo bà Cúc, sở dĩ tỉ lệ vi phạm cao là do cơ quan chức năng tập trung lấy mẫu sản phẩm ở nhóm nguy cơ cao chứ không phải lấy mẫu ngẫu nhiên, đại trà.

Thời gian qua, thủy sản Việt Nam xuất khẩu đều bị các thị trường siết chặt kiểm tra các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, hóa chất kháng sinh. Nếu bị phát hiện có vi phạm, doanh nghiệp phải chịu hậu quả kinh tế nặng nề: bị trả hàng, tăng tần suất kiểm tra khiến chi phí tăng, thậm chí là bị cấm xuất khẩu. Đối với cá tra xuất khẩu đi Mỹ còn phải kiểm tra trước 100%, được cấp chứng nhận an toàn mới được xuất khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp đều tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng hàng xuất khẩu. Trong khi đó, hàng tiêu thụ nội địa quản lý còn lỏng lẻo nên người tiêu dùng lãnh đủ.

Đối với thủy sản nuôi, nếu gặp dịch bệnh, người nuôi phải dùng đến kháng sinh để chữa trị. Những loại kháng sinh này sẽ được đào thải qua cơ thể sống của tôm, cá,… nhưng một số người nuôi sợ để lâu “đêm dài lắm mộng” nên sau khi dùng thuốc, cá tôm còn sống là xuất bán ngay. Vì vậy, người tiêu dùng Việt thích cá, tôm còn “bơi bơi” có thể yên tâm về độ tươi nhưng chưa chắc an toàn vì có nguy cơ kháng sinh tồn dư!

Tuy nhiên, theo công bố mới đây của Cơ quan Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ, kết quả giám sát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi tháng 8-2016 khu vực Nam Bộ (từ Bình Thuận đến Cà Mau) chỉ phát hiện 2 mẫu cá tra thương phẩm có dư lượng trong tổng số 265 mẫu tôm, cá tra, cá rô phi, cá rô đồng, cá thát lát được lấy.

Ông Đỗ Ngọc Chính, đại diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, cho biết tình trạng lạm dụng kháng sinh trong nông nghiệp gây tồn dư trên thực phẩm cho người không chỉ nhức nhối ở nước ta mà trên toàn thế giới. Điều này vô cùng nguy hiểm vì con người sẽ phải đối diện với những bệnh không có thuốc chữa do tình trạng kháng kháng sinh (lờn thuốc). Do đó, nhà nước cần quan tâm đến vấn đề này để bảo vệ sức khỏe giống nòi.

Hiệu quả từ việc tiêu hủy heo nhiễm chất cấm

Đối với sản phẩm thịt heo, tỉ lệ mẫu nước tiểu heo được lấy tại các lò mổ tại TP nhiễm chất cấm nhóm beta agonist (tạo nạc) 9 tháng đầu năm là 9,47% (tổng số mẫu lấy là 1.225). Đáng chú ý là các mẫu dương tính đều tập trung trong quý I, trong quý II chỉ có 1 lô vi phạm, sau khi lô hàng này bị tổ chức tiêu hủy (80 con) thì cả quý III không phát hiện thêm lô dương tính mới. Chi cục Thú y TP cũng đã lấy 63 mẫu thịt heo để kiểm tra tồn dư chất cấm nhưng không phát hiện mẫu dương tính.

NGỌC ÁNH

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang