• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vì đâu ốc gạo Phú Đa dần biến mất?

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 09/10/2016
Ngày cập nhật: 11/10/2016

Con ốc gạo - đặc sản nổi tiếng khu vực cồn Phú Đa (xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách - Bến Tre) có nguy cơ biến mất hoàn toàn do bị loài vẹm sông sống “tầm gửi”. Bên cạnh đó, còn nhiều nguyên nhân khác…

Ốc gạo Phú Đa - đặc sản một thời trên dòng Cổ Chiên đang dần biến mất.

Theo ông Bùi Thanh Liêm- Trưởng Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Chợ Lách, ốc gạo Phú Đa hiện nay gần như không còn bởi quá nhiều nguyên nhân. Có thể xác định là do sự xuất hiện của loài vẹm sông đeo bám khiến ốc gạo không sinh sản, phát triển được.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân tác động khác như điều kiện tự nhiên thay đổi về dòng chảy, độ sâu, sự bồi lắng lòng sông, xâm nhập mặn, ô nhiễm ngày càng lớn,… mà theo ông Liêm nhận xét là: “Có quá nhiều nguyên nhân khiến loài ốc gạo khó sống trên dòng sông của nó”.

Thông tin này khiến những người vốn ưa thích món ốc gạo ngọt ngon trên sông Cổ Chiên như chúng tôi tiếc hụt hẫng, nên muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn.

Chú Trần Văn Tặng (Ba Ngói, chủ Khu du lịch sinh thái Ba Ngói) vừa gặp chúng tôi đã than: “Không có ốc gạo, hơi buồn”. Buồn vì trong câu chuyện say sưa về ốc gạo vài năm trước, bây giờ đã nhường chỗ cho những lo âu về dòng chảy, môi trường sinh thái.

Còn bởi vì “khi còn ốc gạo lượng khách tới 10, giờ chỉ còn 5”- chú Ba Ngói nói vậy để thấy rằng xứ cồn Phú Đa phát triển du lịch cũng nhờ ốc gạo…

Theo chú Ba Ngói, thời gian khai thác ốc gạo đông ken nhất từ tháng 5- 7 âl hàng năm và từ năm 1993 đã thành lập hợp tác xã để khai thác, bảo tồn.

“Trước kia sản lượng ốc gạo lên tới cả trăm tấn/năm, cào đâu cũng có ốc, nhiều dữ lắm. Nhờ ốc gạo xây trường học, cơ quan… Khi có hợp tác xã, năm cao nhất khai thác tới 15 tấn.

Người dân mưu sinh ở khu vực từng là “vương quốc” ốc gạo.

Thật ra sản lượng ốc gạo được đánh giá hơn gấp đôi số khai thác nhưng mình bắt ít để bảo tồn”- chú Ba Ngói cho biết.

Phạm vi ốc gạo sinh sống khu vực cồn khoảng 3km với 150ha mặt nước, “ốc gạo đặc sản không đâu ngon như vùng này, mà nhiều nhất, ngon nhất là vào tháng 5. Ốc gạo Phú Đa vỏ vàng, thịt vàng tươi, rất béo”- chú Ba Ngói rất tự hào. “Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, ốc gạo dần không còn nữa.

Con vẹm sông giống như loài chùm gửi đeo bám vào, ốc lớn không nổi, bò không được thì làm sao sống. Bây giờ chịu khó mò cũng có ốc, nhưng không con ốc nào không bị vẹm đeo đen thui”.

Là người sống ở vùng cồn Phú Đa, nên ông Bùi Thanh Liêm đúc kết: “Con ốc gạo biến mất có nguyên nhân tự nhiên và con người.

Trong đó, đáng kể nhất là hoạt động nuôi thủy sản khiến dòng sông ô nhiễm, cũng như việc khai thác cát làm dòng chảy thay đổi nhiều.

Chính vì thế việc khôi phục “dòng sông ốc gạo” rất là khó”. Cũng theo ông Liêm, Bến Tre từng liên kết với Khoa Thủy sản- ĐH Cần Thơ nghiên cứu tìm nguyên nhân ốc và cả nghiên cứu về con vẹm sông tìm hướng khắc phục.

Tuy nhiên, “điều kiện tự nhiên thay đổi quá nhiều. Bây giờ đáy sông đầy rác, ô nhiễm quá thì con gì mà sống nổi?” - ông Liêm nói.

AN HƯƠNG

Các tin mới

[31/12/2016]

[31/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[30/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[29/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

[28/12/2016]

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005

Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang