Nguồn tin: Báo Đắk Lắk, 11/11/2016
Ngày cập nhật:
15/11/2016
Là loại cá có giá trị dinh dưỡng cao, hiệu quả kinh tế lớn, vài năm gần đây, cá chạch bùn được đưa vào nuôi khá nhiều, mở ra triển vọng lớn trong phát triển nghề nuôi cá tại địa phương.
Gia đình ông Nguyễn Văn Huỳnh, thôn 13, xã Phú Xuân, có 500 m2 ao nuôi cá; trước đây, ông chủ yếu nuôi các loại cá truyền thống như trắm, mè, rô phi… nhưng cá hay bị bệnh, đầu ra bấp bênh nên hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2016, với sự hỗ trợ của Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT), ông đi tham quan mô hình nuôi cá chạch bùn tại huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) rồi thả nuôi 10.000 con cá giống trên diện tích ao 200 m2 và sử dụng thức ăn công nghiệp. Ông được Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí con giống, vitamin tổng hợp, hóa chất và một phần thức ăn. Sau hơn 3 tháng nuôi, tỷ lệ nuôi sống đạt hơn 80%, cá sinh trưởng tốt, đạt trọng lượng 25 con/kg, với giá bán trên thị trường hiện nay từ 90.000 – 120.000 đồng/kg, thu nhập đạt gần 30 triệu đồng/lứa. Ông Huỳnh cho biết, cá chạch bùn dễ nuôi, ít bị bệnh, không tốn nhiều thức ăn và cho hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều so với các loại cá khác; thời gian tới, ông có kế hoạch mở rộng diện tích nuôi loại cá này. Tương tự, ông Nguyễn Hoàng Quyền, thôn Tân Phú, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn có 250m2 ao nuôi cá chạch, mật độ 50 con/m2. Theo ông Quyền, nuôi cá này không khó, điều quan trọng là trước khi thả nuôi phải vệ sinh ao sạch sẽ, chủ động nguồn nước và bảo đảm đủ lượng ôxy. Loại cá này được thị trường ưa chuộng, nên việc tiêu thụ cũng rất dễ dàng, chủ yếu thương lái đặt hàng mua số lượng lớn.
Ao nuôi cá chạch bùn của ông Nguyễn Văn Huỳnh (bên trái).
Chi cục Thủy sản cho biết, qua quá trình theo dõi cho thấy, cá chạch bùn phù hợp với điều kiện tự nhiên, chất lượng nguồn nước tại Đắk Lắk và có nhiều ưu điểm như: chu kỳ nuôi ngắn (3-4 tháng/lứa), sức đề kháng cao, không xuất hiện bệnh tật, thịt cá thơm, ngon, bổ dưỡng, giá bán cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi. Nhằm mở rộng diện tích mặt nước nuôi chạch bùn, năm 2015, Chi cục đã triển khai mô hình thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm trong ao tại huyện Krông Pắc, Buôn Đôn và TP. Buôn Ma Thuột. Theo đó, các hộ dân tham gia được hỗ trợ 100% kinh phí mua giống, 50% kinh phí mua thức ăn, vôi, hóa chất, vitamin tổng hợp và được cán bộ hướng dẫn, giám sát kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi. Năm 2016, Chi cục triển khai thêm 3 mô hình tại huyện Krông Năng, Krông Ana và TP. Buôn Ma Thuột và cho hiệu quả cao, cá đạt trọng lượng bình quân 0,04 kg/con, thu nhập đạt gần 16 triệu đồng/sào/lứa. Đặc biệt, loại cá này phù hợp với những hộ dân có diện tích ao hồ nhỏ hoặc có thể kết hợp nuôi cá dưới ruộng lúa, nuôi trong bạt, nuôi lồng, nên người dân dễ dàng thả nuôi, mở rộng diện tích, tăng hiệu quả kinh tế. Loại cá này trước đây được khai thác tự nhiên tại Lắk, Krông Ana, Buôn Đôn…, nhưng những năm gần đây, sản lượng cá tự nhiên giảm, giống cá cũng đã được sản xuất tại địa phương, nên việc phát triển nuôi cá chạch bùn quy mô nông hộ sẽ rất hiệu quả. Để nuôi chạch bùn thành công, bà con cần nuôi cá trong ao có nguồn nước có thể ra vào thường xuyên, không bị ô nhiễm, thả cá với mật độ 45 con/m2 hoặc 10-15 kg/100m2 ao, cho ăn 1-2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối…
Sau hơn 3 tháng nuôi, cá chạch của ông Nguyễn Văn Huỳnh (bên phải) đạt trọng lượng 25 con/kg.
Ông Trịnh Bá Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, hầu hết sản lượng cá chạch bùn sau khi khai thác đều được tiêu thụ rất nhanh bằng việc bán lẻ cho người dân hoặc thương lái đến thu gom. Thị trường xuất khẩu cá chạch bùn rất rộng, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản với nhu cầu tối tiểu 700 tấn/năm, do đó, tiềm năng phát triển loại cá này rất lớn. Tại Đắk Lắk đã có nhiều doanh nghiệp, thương lái thu gom cá chạch để xuất khẩu, do đó, người dân có thể mạnh dạn mở rộng diện tích nuôi.
Cá chạch bùn (chạch sụn) có thịt chắc, thơm ngon, xương mềm nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Theo tính toán của cán bộ thủy sản, với 1 ha ao nuôi, mỗi năm có thể khai thác 2 vụ cá chạch bùn, sản lượng đạt hơn 20 tấn, sau khi trừ chi phí, có thể thu lãi hơn 500 triệu đồng.
Minh Thông
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.