Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 22/11/2016
Ngày cập nhật:
23/11/2016
Trong khi người dân vùng biển Thuận An lên kế hoạch tái sản xuất sau khi nhận được tiền đền bù từ sự cố môi trường biển thì hàng trăm hộ nuôi cá lồng và ngư dân sống bằng nghề câu xuồng gặp khó khăn vì chưa nằm trong diện được đền bù.
Những chiếc xuồng ngừng hoạt động nhiều tháng nay
Theo thống kê của UBND thị trấn Thuận An (Thừa Thiên Huế), địa phương có 250 hộ nuôi cá lồng và nhiều người làm nghề câu xuồng ven phá Tam Giang thuộc 5 thôn: Minh Hải, Hải Thành, Hải Bình, An Hải và Hải Tiến. Khi xảy ra sự cố môi trường biển, cá nuôi không chết hoặc chết không đến 70% theo quy định nên họ chưa nằm trong danh sách đền bù.
Cá nuôi lồng thường có giá trị kinh tế cao, như: mú, hồng, nâu… Hộ nuôi ít thì vài ba lồng, nhiều thì hơn 10 lồng, tùy điều kiện và nhân lực. Trước đây, giá cá bán tại gốc từ 300 đến 500 ngàn đồng/kg, chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng và người thu mua nhỏ tại địa phương. Những người câu xuồng bình quân kiếm được từ 300 đến 500 ngàn đồng/ngày.
Những ngày xảy ra sự cố môi trường biển, cá lồng vẫn khỏe, ăn tốt, phát triển bình thường nhưng do tâm lý người tiêu dùng e ngại, khiến cá nuôi lồng không bán được hoặc bán với giá thấp, người nuôi khó bán.
Ông Nguyễn Duy Cường, 41 tuổi, ở thôn Minh Hải trước đây phụ thợ hồ, hai năm gần đây theo nghề nuôi cá lồng. Với 3 lồng cá, trừ chi phí mỗi vụ ông lãi ròng 30 triệu đồng và hy vọng cuộc sống sẽ khá hơn nghề cũ. Thế nhưng năm nay bán hết cá rồi, không tính chi tiêu 6 tháng qua, ông còn lỗ gần chục triệu đồng tiền mua thức ăn nuôi cá. Gia đình anh Huỳnh Sơn cũng ở thôn Minh Hải, theo nghề đến nay hơn 10 năm, cả 7 anh em tập trung chăm sóc 11 lồng cá, mỗi ngày chi phí trên dưới 1 triệu đồng. Cá rớt giá nặng lại khó bán nên đến giờ anh Sơn vẫn chưa bán cá.
Nhiều hộ chưa bán được cá đang cố tiết kiệm chi phí bằng cách giãn bữa ăn của cá từ mỗi ngày 2 lần xuống còn 1 lần, thậm chí 2 ngày mới cho cá ăn 1 lần. Những hộ đã bán hết cá thì đang tạm dừng nuôi.
Ông Trần Đức Đủ, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An cho biết, do các trưởng thôn không nắm rõ chủ trương đền bù nên dè dặt không kê khai, dù họ hiểu rõ các đối tượng trên thực sự chịu ảnh hưởng môi trường biển. Hiện thị trấn đã gửi công văn để huyện xem xét.
Việc ngư dân nuôi cá lồng và câu xuồng trên phá Tam Giang gặp khó khăn do sự cố môi trường biển là có thật. Mong muốn của người dân hiện nay là được các cấp chính quyền xem xét để có sự hỗ trợ hợp lý.
HƯƠNG LAN
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.