Nguồn tin: Báo Phú Yên, 22/11/2016
Ngày cập nhật:
23/11/2016
Tôm hùm giống do ngư dân ở TX Sông Cầu đánh bắt - Ảnh: ANH NGỌC
Trong đợt mưa lũ vừa qua, nhiều vùng nuôi trong tỉnh Phú Yên bị ngọt hóa khiến tôm hùm nuôi chết hàng loạt. Hiện nhu cầu con giống tôm hùm tăng cao, nhất là các hộ nuôi ở TX Sông Cầu đang đầu tư thả nuôi lại. Ngành Nông nghiệp khuyến cáo người dân tham gia khai thác hợp lý tôm hùm giống nhằm bảo vệ nguồn lợi tôm hùm trong tự nhiên.
Nhu cầu tôm giống tăng cao
Theo Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, trên địa bàn thị xã hiện có khoảng 2.150 hộ nuôi thủy sản với 24.000 lồng bè, trong đó nuôi tôm hùm thương phẩm khoảng 17.500 lồng và ươm nuôi tôm hùm giống khoảng 6.500 lồng. Đợt mưa lũ vừa qua, các vùng nuôi tôm hùm bị ngọt hóa khiến tôm nuôi chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng cho người nuôi. Ông Nguyễn Xuân Tình ở thôn Hòa Lợi, xã Xuân Cảnh, cho biết: Ngư dân ven biển chủ yếu sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản, mặc dù bị thua lỗ nhưng không thể bỏ nghề. Hiện gia đình tôi có nhu cầu thả nuôi lại khoảng 10.000 con tôm hùm nhưng đang gặp khó khăn về vốn. Nhà nước cần có chính sách cho vay ưu đãi đối với các hộ nuôi tôm hùm nói riêng, các hộ nuôi thủy sản nói chung bị thiệt hại trong đợt lũ lụt vừa qua để bà con tái sản xuất, ổn định cuộc sống… Còn theo ông Tô Ngọc Quân cũng ở thôn Hòa Lợi, gia đình ông có nhu cầu thả nuôi lại khoảng 7.000 - 10.000 con tôm hùm. Giá tôm giống đã tăng lên khoảng 20.000 - 40.000 đồng/con so với năm trước. Hiện tôm giống khai thác tại địa phương có giá khoảng 350.000 - 360.000 đồng/con, còn tôm giống nhập từ Philippines có giá từ 320.000 - 340.000 đồng/con…
Theo Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, đợt mưa lũ vừa rồi đã làm khoảng 750.000 con tôm hùm nuôi trên địa bàn thị xã chết, tổng thiệt hại do lũ lụt khoảng 115 tỉ đồng, riêng thiệt hại về nuôi trồng thủy sản hơn 100 tỉ đồng. Người nuôi đang cần một lượng tôm hùm giống tương tự thay cho lượng tôm đã chết. Do nhu cầu con giống đang tăng nên nhiều ngư dân ở các địa phương ven biển chuẩn bị ngư lưới cụ để khai thác tôm hùm giống…
Ông Đoàn Văn Bốn ở xã An Chấn (huyện Tuy An), cho biết hiện trên địa bàn xã có hàng chục hộ chuyên khai thác tôm hùm giống. Nghề này đem lại thu nhập khá ổn định nên ngày càng có nhiều người tham gia. Khai thác tôm hùm giống có nhiều cách như lặn bắt, đặt bẫy… nhưng ngư dân ở xã An Chấn chủ yếu dùng lưới mành để bắt.
Thời gian khai thác hiệu quả nhất là từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Ông Lê Văn Lâm ở xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu), cho hay: Sắp tới, nhu cầu con giống tôm hùm sẽ rất lớn. Tôm hùm giống đánh bắt ở khu vực TX Sông Cầu được nhiều người nuôi ưa chuộng vì tỉ lệ sống rất cao nên giá cũng cao hơn tôm giống ở các tỉnh khác.
Cần bảo vệ nguồn tôm hùm giống
Theo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, nhiều khu vực biển ven bờ ở Phú Yên có tôm hùm giống. Tổng diện tích mặt nước có tôm hùm giống khoảng 52km2, tập trung tại các xã Xuân Thịnh, Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Cảnh, Xuân Phương (TX Sông Cầu), An Hòa, An Hải, An Chấn (huyện Tuy An), Hòa Xuân Nam (huyện Đông Hòa). Hiện ở Phú Yên có nhiều ngư dân tham gia khai thác tôm hùm giống, riêng tại xã Xuân Thịnh có năm lên đến khoảng 1.500 người. Đặc biệt, vùng biển Từ Nham, xã Xuân Thịnh là nơi có sản lượng khai thác tôm hùm giống cao nhất, có năm khai thác đến hơn 575.200 con. Ông Nguyễn Thái Hải Anh, cán bộ Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, cho biết: Hiện nay, ở địa phương có nhiều người tham gia khai thác tôm hùm giống, trong khi lượng tôm hùm trong tự nhiên ngày càng ít, không đủ cung cấp cho người nuôi nên phải mua từ các tỉnh khác hoặc nhập từ các nước lân cận. Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm, thời gian tới, tỉnh cần có giải pháp bảo vệ nguồn tôm hùm giống trong tự nhiên.
Theo ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, nguồn tôm hùm giống chủ yếu phụ thuộc vào khai thác tự nhiên, sản lượng khai thác trên địa bàn tỉnh từ 1,2-1,5 triệu con/năm, nhưng cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60-80%. Một số địa phương ven biển cũng đã thành lập chi hội bảo vệ nguồn lợi tôm hùm giống. Ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến khích các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu tìm ra giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn tôm hùm giống một cách bền vững hơn. Về lâu dài, Sở NN-PTNT đề nghị các địa phương ven biển tiếp tục xây dựng những mô hình bảo vệ và khai thác hợp lý tôm hùm giống có sự tham gia quản lý của cộng đồng. Những người tham gia khai thác không nên khai thác tôm bố mẹ vào mùa sinh sản, hạn chế khai thác tôm hùm giống quá nhỏ. Địa phương nên phân vùng để khai thác tôm hùm giống luân phiên, hạn chế khai thác tôm giống ở các vùng tôm phân bổ tập trung. Chính quyền địa phương cần có hoạt động nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khai thác có chọn lọc và trách nhiệm.
ANH NGỌC
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.