Nguồn tin: Báo Bạc Liêu, 22/11/2016
Ngày cập nhật:
23/11/2016
Cùng với chất lượng con giống, thức ăn cho tôm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chi phí giá thành sản xuất (chiếm khoảng 50 - 60%).
Thông thường, khi lượng thức ăn thả xuống ao tôm không thể ăn hết, một phần bị thất thoát trong nước và trong bùn (khoảng trên dưới 20% tùy kỹ thuật chăm sóc, quản lý của người nuôi). Lượng thức ăn dư này phân hủy, tạo nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển và như vậy kéo theo hàng loạt hệ lụy xấu cho ao nuôi như: tảo phát triển mạnh (còn gọi là tảo nở hoa) và đáy ao dơ do các chất cặn bã tích tụ, các chất này sẽ làm tiêu tốn oxy và sinh ra nhiều khí độc như: NH3, H2S… Chưa kể là khi tảo tàn chúng sẽ lắng tụ ở đáy ao, phủ lên đáy ao một lớp chất hữu cơ đang phân hủy. Sự suy tàn của thực vật phù du (tảo) tạo ra môi trường rất xấu cho tôm nuôi, tôm nuôi thường có những biểu hiện như nổi đầu, giảm ăn, đen mang, sắc tố xấu, ốp thân… Lúc này là cơ hội để bệnh tôm xuất hiện do mật độ vi khuẩn có hại phát triển quá mức.
Thời gian từ khi cho tôm ăn đến khi tôm sử dụng hết thường là sau 2 - 3,5 giờ. Do đó có thể cho tôm ăn nhiều lần trong ngày (4 - 5 lần). Lượng thức ăn cho tôm chỉ chiếm 80% so với sức ăn của tôm trong ngày. Mặt khác, tôm sẽ ăn nhiều vào lúc mặt trời mọc và lặn, vì vậy chỉ nên cho tôm ăn nhiều vào ban ngày và giảm cho ăn vào ban đêm, nhất là khi tôm đang lột, thời tiết lạnh, đang mưa, nắng gắt hoặc môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột.
Thả nuôi mật độ thưa kết hợp đầu tư đúng, đủ các trang thiết bị phụ trợ như quạt nước, oxy đáy (nếu có) đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong ao ≥ 4mg/lít đối với tôm sú và ≥ 5mg/lít đối với tôm thẻ chân trắng. Thực hiện phòng ngừa bệnh ngay từ khâu cải tạo ao và trong suốt quá trình nuôi. Việc tạo và giữ hệ phiêu sinh thực vật hợp lý trong ao nuôi là khâu hết sức quan trọng, cần tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm.
Thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học chiếm chi phí tương đối lớn trong vụ nuôi (20 - 30%). Để tiết kiệm chi phí này, người nuôi phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến ao nuôi, từ đó có kế hoạch sử dụng thuốc, hóa chất đúng lúc, đúng liều, tạo môi trường ao nuôi an toàn, bền vững, đảm bảo những vụ sản xuất tiếp theo có cơ hội thành công.
NGUYỄN VĂN HƯNG (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu)
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.