Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 28/11/2016
Ngày cập nhật:
29/11/2016
Từ lâu, thủy sản được xem là lĩnh vực mũi nhọn của ngành nông nghiệp ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó có Hậu Giang. Vì vậy, vấn đề phát triển lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ổn định, thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều thách thức lớn đối với từng địa phương.
Nuôi lươn đồng thương phẩm trên bể xi măng đang được xem là mô hình phù hợp với mọi điều kiện bất lợi của thời tiết.
Thời gian qua, Hậu Giang luôn xác định ngành nông nghiệp là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dù vậy, sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Hậu Giang vẫn còn hạn chế, chưa kiểm soát tốt công tác quy hoạch các vùng sản xuất nguyên liệu, kể cả công nghệ chế biến các mặt hàng nông sản chưa được đầu tư đồng bộ, kéo theo năng lực cạnh tranh sản phẩm thấp. Thế nhưng, sau khi thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp của Chính phủ, các mặt hàng nông sản chủ lực tỉnh nhà đã nâng cao giá trị sản phẩm, một phần là nhờ quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào quá trình sản xuất.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Cần, Khoa Phát triển Nông thôn - Trường Đại học Cần Thơ, 13 tỉnh, thành ở vùng ĐBSCL, trong đó có Hậu Giang luôn được xem là vùng sản xuất lương thực lớn, với đa dạng các hàng hóa nông nghiệp từ lúa gạo, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Tuy nhiên, trước tác động nặng nề của biến đổi khí hậu gây ra tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt, cùng với tư duy sản xuất lạc hậu của người dân đã dẫn đến tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương còn đối mặt với nhiều thách thức. Để vượt khó, sản xuất hàng hóa theo số lượng lớn, đảm bảo chất lượng an toàn, giảm giá thành sản xuất, nâng sức cạnh tranh trên thị trường là hướng đi cần thiết hiện nay.
Trong đó, phát triển nông nghiệp phải gắn liền với việc ứng dụng tiến bộ KH&CN vào quá trình sản xuất, nhất là cần quan tâm nhân rộng các mô hình nuôi trồng thủy, hải sản đang phát huy hiệu quả thiết thực ở Hậu Giang như: nuôi thâm canh và bán thâm canh trên ao đất, hay mô hình 2 lúa - 1 cá, 1 tôm. “Để sản xuất nông nghiệp bền vững, nuôi trồng thủy sản thích nghi với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn gây gắt ở khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng như hiện nay thì cần phải phát triển nhiều mô hình nuôi các loài thủy sản có khả năng thích nghi tốt với nước mặn như: nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá kèo, cá đối...”, PGS.TS Phạm Thanh Liêm, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ đề xuất.
Ngoài ra, một số loài cá nước ngọt có khả năng thích nghi tốt với biên độ mặn từ 3-10‰ là tôm càng xanh, cá rô phi, cá bống tượng, cá chình. Còn hình thức nuôi là thâm canh, hay quảng canh cải tiến, đặc biệt là nuôi cá tra thương phẩm trong hệ thống bể tuần hoàn nước chảy. Đây là mô hình nuôi thử nghiệm thành công ở Trường Đại học Cần Thơ, có năng suất trên 500kg/ha/vụ. Ngoài ra, ưu điểm lớn nhất của mô hình này là hạn chế tác động của môi trường, diện tích nhỏ, ít thay nước, tỷ lệ sống cao, năng suất tốt, chất lượng thịt sản phẩm đạt theo yêu cầu thị trường tiêu thụ.
Ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, nhận định: Xét về mặt vị trí địa lý, điều kiện khí hậu thì một số mô hình thủy sản nuôi nước lợ và nước ngọt kể trên có nhiều tiềm năng phát triển ở địa phương. Đây cũng được xem là hình thức chuyển đổi, nuôi đa dạng hóa thủy sản, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân. Vì thế, đối với những vùng chịu ảnh hưởng mặn như huyện Long Mỹ thì có thể kết hợp 1 vụ lúa - 1 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng, hay cá rô phi… Chưa kể, việc nuôi cá tra trong hệ thống bể tuần hoàn là một hướng đi mới, có lợi thế phát triển tốt, thích ứng với thời tiết khắc nghiệt.
Riêng, PGS.TS Trần Ngọc Hải, Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ, đề nghị: Tới đây, cần đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất giống, đa dạng hóa đối tượng thả nuôi các loài thủy sản nước lợ, đồng thời chọn lọc sản xuất giống thủy sản nước ngọt có khả năng chịu mặn tốt. Ngoài ra, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào trong quá trình nuôi, xây dựng các mô hình nuôi thủy sản có tiềm năng trong việc thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp; tuyên truyền và tập huấn kỹ thuật nhằm nâng cao nhận thức cho người nuôi, kết hợp với dự báo kịp thời về tình hình biến đổi khí hậu để hạn chế thấp rủi ro xảy ra. Hơn hết là mở rộng liên kết, đảm bảo đầu ra sản phẩm, góp phần duy trì ổn định sản xuất cho người dân.
CHÍ CÔNG
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.