Nguồn tin: Khuyến Nông VN, 05/12/2016
Ngày cập nhật:
6/12/2016
Năm 2016 là năm đầy thách thức với nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long do nắng hạn kéo dài, xâm nhập mặn nặng thời điểm đầu năm và dịch bệnh trên tôm thời điểm cuối năm cũng phát triển, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn.
Tôm nguyên liệu được nhập ngược vào Việt Nam từ các nước nuôi tôm phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan với giá rẻ hơn đã làm cho giá tôm nguyên liệu của Việt Nam giảm mạnh.
Trước những khó khăn thách thức đó, ngay từ đầu năm 2016, Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao Công nghệ nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (TT Tập huấn) - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, liên kết hợp tác với Công ty TNHH ENZYMA thực hiện thành công mô hình “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh sử dụng chế phẩm sinh học, không sử dụng hóa chất và kháng sinh”. Kết quả sau 03 đợt nuôi đều thành công và cho hiệu quả kinh tế cao.
Thu hoạch tôm tại Trung tâm Tập huấn và Chuyển giao công nghệ nông nghiệp vùng ĐBSCL
Với quy trình nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học, người nuôi sau khi cải tạo, phơi khô đáy ao sẽ tiến hành lấy nước từ ao lắng vào ao nuôi qua túi lọc để loại bỏ hết trứng cá, tôm, tép… Khi nước trong ao đạt từ 1,2 - 1,5m tiến hành xử lý nước bằng chế phẩm sinh học BioWish AquaFarm với liều lượng 20 gr/1.000 m3 nước, chạy quạt nước liên tục, sau 3 ngày tiến hành bổ sung thêm BioWish AquaFarm với liều lượng như trên, ngày hôm sau tiến hành thả giống.
Tôm giống trước khi thả ra ao nuôi phải được dèo và thuần dưỡng trên bể đạt cỡ Post 30 trở lên mới tiến hành thả, thời gian vận chuyển giống càng ngắn càng tốt. Tôm Post cỡ lớn sẽ có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, lớn nhanh, dễ thích nghi với điều kiện môi trường bên ngoài.
Cho tôm ăn từ 3 - 4 lần/ngày, thức ăn trước khi cho ăn phải được trộn với men vi sinh BioWish MultiBio 3PS với liều lượng 0,3 - 0,5 g/kg thức ăn, chờ cho men vi sinh ngấm vào viên thức ăn mới tiến hành cho ăn.
Sau thời gian nuôi 60 ngày, tôm có thể đạt dưới 100 con/kg, 90 ngày đạt khoảng 50 con/kg, 110 ngày đạt dưới 40 con/kg; tỷ lệ sống từ 82 - 90%; hệ số thức ăn từ 1,07 - 1,2 tùy theo từng đợt nuôi và kích cỡ thu hoạch tôm. Kết thúc năm 2016, với 3 đợt nuôi trên diện tích 1,0ha thu được 11,6 tấn tôm, giá thành 1kg tôm bình quân từ 62.000 - 65.000 đồng/kg, trừ hết chi phí lãi được hơn 500 triệu đồng.
Từ kết quả trên cho thấy mô hình nuôi tôm thâm canh sử dụng chế phẩm sinh học, không sử dụng kháng sinh, hóa chất xử lý môi trường trong suốt quá trình nuôi tạo ra sản phẩm sạch, an toàn. Sử dụng chế phẩm sinh học để cho ăn và xử lý môi trường nhằm đảm bảo chất lượng nước, môi trường nuôi thủy sản, thức ăn tự nhiên trong ao phát triển mạnh sẽ làm giảm chi phí thức ăn. Phân hủy chất hữu cơ trong nước, chất thải đáy ao nuôi bổ sung hệ vi sinh vật có lợi, tăng dinh dưỡng trong môi trường ao nuôi. Tăng cường sức khỏe, tăng khả năng kháng bệnh cho tôm giúp tôm ăn và tiêu hóa tốt hơn. Giảm thiểu sự hình thành tảo, chất hữu cơ dư thừa và chất thải, giảm thiểu mùi hôi tanh của chất thải, nước ao nuôi, giảm tỷ lệ phát sinh bệnh trên tôm, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trong thời gian tới, TT Tập huấn tiếp tục nghiên cứu, cải tiến quy trình nuôi để phù hợp với môi trường và điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra hiện nay. Tiếp tục xây dựng các mô hình nuôi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nuôi trồng thủy sản trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến tham quan học tập làm theo.
Xuân Trường (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.