Nguồn tin: Fistenet, 06/12/2016
Ngày cập nhật:
7/12/2016
Vừa qua, tại TP Cần Thơ, Sở NN&PTNT vừa phối hợp với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã khởi động giai đoạn II dự án “Khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững” tại Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre.
Dự án khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải được Tổ chức SNV và IUCN tài trợ cho tỉnh Cà Mau mở hướng mới có lợi cho người sản xuất theo mô hình rừng - tôm kết hợp, gắn kết trong chuỗi sản xuất với tinh thần và trách nhiệm cao giữa các bên từ người sản xuất, chủ rừng, doanh nghiệp thu mua để chế biến xuất khẩu dưới sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức Chính phủ. Dự án là sáng kiến khôi phục rừng ngập mặn thông qua xúc tiến chứng nhận tôm hữu cơ cho mô hình tôm - rừng, thích ứng với biến đổi khí hậu, được Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân (CHLB Đức) hỗ trợ.
Mục tiêu của Dự án là hiện thực hóa được khái niệm nuôi tôm có trách nhiệm, thông qua xây dựng chuỗi liên kết giữa ban quản lý rừng với hộ nuôi tôm và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, vừa có tôm sinh thái vừa bảo vệ được rừng. Qua đó, nâng cao năng lực của các thành phần tham gia chuỗi, cải thiện sinh kế người dân, quy hoạch phát triển rừng bền vững.
Khi người nuôi tôm đảm bảo dành 50% diện tích để trồng rừng, khi đó, tôm được cấp chứng nhận sinh thái (Naturland), được doanh nghiệp mua giá ổn định và doanh nghiệp còn trả cho các hộ dân dịch vụ môi trường rừng 500.000 đồng/ha.
Qua 3 năm thực hiện giai đoạn I (2013-2016) ở Cà Mau, đã có gần 800 hộ đạt chứng chỉ Naturland và được Tập đoàn Thủy sản Minh Phú mua tôm giá cao. Hơn 200 hộ nuôi được trả dịch vụ môi trường rừng tổng cộng 300 triệu đồng. Có 80ha rừng ngập mặn nằm trong diện tích vuông nuôi tôm của 402 hộ dân được trồng thêm để đạt tỉ lệ 50% rừng theo quy định của Naturland. Bên cạnh, 12.600ha rừng được bảo vệ không bị chặt phá và 1.000 hộ dân được hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn chứng nhận và nông thôn mới.
Sau 3 năm triểu khai, tỷ lệ diện tích phủ rừng tăng từ 39% năm 2013 lên 44% năm 2015. Phần lớn diện tích này là rừng ngập mặn non và thưa đã trở thành rừng ngập mặn trưởng thành và dày, kết quả của việc bảo vệ hiệu quả hơn. Các hộ tham gia dự án đã trồng rừng để đạt mức ít nhất 40% và họ đã ký hợp đồng với ban quản lý rừng tiếp tục trồng để nâng lên lên 50% trong 5 năm.
Sau thành công của giai đoạn I, giai đoạn II của dự án (2016-2020) sẽ được mở rộng triển khai ở các tỉnh Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre với mục tiêu nâng số hộ tham gia thực hiện tôm-rừng để cung ứng sản phẩm sinh thái cho thị trường lên 5.000 hộ.
Văn Thọ
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.