Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 06/12/2016
Ngày cập nhật:
8/12/2016
Cách đây hơn 5 tháng, nhiều hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL hết sức phấn khởi vì được thương lái nước ngoài tìm đến tận ao thu mua với giá 23.000 - 24.000 đ/kg bất kể lớn nhỏ.
Nếu so với giá thành, người nuôi cầm chắc lãi 2.000 - 3.000 đ/kg. Do thấy tiêu thụ dễ, giá cao nên nhiều người vay vốn, thả nuôi.
Thế nhưng gần đây, những ai đang còn cá đến kỳ thu hoạch trong ao như ngồi trên đống lửa vì chẳng thấy thương lái nước ngoài đến mua. Nhiều người không thể chờ phải bán cá cho thương lái trong nước với giá 16.000 đ/kg.
Nguy hiểm hơn là các thương lái nước ngoài này có thể “điều khiển” việc thu mua thủy sản bằng cách thiết lập mạng lưới thương lái chủ yếu là người Việt Nam tại các vùng nuôi để nắm thông tin thị trường cung cấp cho các doanh nghiệp nước này. Thông qua mạng lưới này, họ có thể “làm giá” khá dễ dàng.
Trước đây, các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, EU, Nga… cảnh báo chất cấm, trả hàng vì chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh vượt ngưỡng…, đã làm nhiều doanh nghiệp trong nước khó khăn.
Trong khi đó, thị trường nước này khá dễ dãi chất lượng nên nhiều doanh nghiệp nước ta quay sang xuất khẩu, mà thiếu khảo sát nhu cầu thị trường để có thể kiểm soát giá cả và đảm bảo chất lượng tiêu thụ.
Cách làm trên của doanh nghiệp có nguy cơ mang lại rủi ro cao, nếu chỉ chạy theo sản lượng mà không chú trọng vào chất lượng và phụ thuộc vào một thị trường.
Một khi nước này ngưng nhập khẩu hoặc bất ngờ đóng cửa biên mậu như đã từng xảy ra với một số loại nông sản, lương thực, thực phẩm (dưa hấu, khoai lang, tôm, heo…) năm 2015 sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngành nuôi trồng và các doanh nghiệp.
Nhằm phòng ngừa rủi ro, thiết nghĩ ngành chức năng cần có định hướng cho người nuôi trồng, doanh nghiệp chế biến phải lựa chọn ổn định thị trường thống nhất về giá bán, cạnh tranh lành mạnh.
Đặc biệt, chú trọng đến chất lượng từ vùng nuôi, khâu chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… để giữ gìn thương hiệu, đừng để thương lái nước ngoài thao túng thị trường, rồi điều khiển giá cả nhảy múa như thời gian vừa qua.
HOÀNG MINH
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.