Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 09/12/2016
Ngày cập nhật:
10/12/2016
Mặc dù đã bị pháp luật nghiêm cấm nhưng hiện nay, tại nhiều địa phương trên địa bàn Lâm Ðồng, tình trạng sử dụng xung điện đánh bắt cá vẫn diễn ra khiến nguồn lợi thủy sản nước ngọt đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt và đe dọa trực tiếp tới tính mạng người đánh bắt.
Người dân ngang nhiên sử dụng xung điện đánh bắt cá trên bờ sông Đại Nga (đoạn chảy qua xã Lộc Nga, TP Bảo Lộc). Ảnh: Khánh Phúc
Ngang nhiên vi phạm
Vào một buổi chiều, dạo quanh sông Đại Nga (xã Lộc Nga, TP Bảo Lộc) chúng tôi bắt gặp 5 người đang bắt cá bằng kích điện trên sông. Dụng cụ bắt cá của họ khá đơn giản, gồm: Một bình ắc quy 12V, bộ kích điện và 2 dây dẫn tự chế. Anh K’Biu, một người đang kích điện bắt cá trên sông cho biết: “Mùa này nước trên sông luôn dâng cao nên chúng tôi thường đi vào các mương nước dẫn ra sông để kích điện bắt cá sẽ hiệu quả hơn”.
Điểm đầu tiên anh K’Biu đi kích điện hôm nay là một con mương dẫn nước từ một trại heo ra sông Đại Nga. Sau khoảng 30 phút kích điện, anh K’Biu đã bắt được khoảng 5 kg cá to, nhỏ các loại. Không những vậy, K’Biu đi đến đâu là các loại cá, tôm đều chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Không như anh K’Biu, một số người dân ở phường 1, phường Lộc Phát (TP Bảo Lộc), các xã Lộc Ngãi, Lộc Thành (huyện Bảo Lâm)... lại dùng xung điện bắt cá vào ban đêm. Theo đó, đi dọc theo bờ Hồ Nam Phương (nằm giữa phường 1 và phường Lộc Phát) hay dọc theo bờ sông Đại Bình (đoạn chảy qua địa phận xã Lộc Thành), rồi trên các hồ Đắk Long Thượng, Đắk Long Hạ (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm)... không khó bắt gặp hình ảnh người dân mang bộ xung điện đi bắt cá.
Những thiết bị “hành nghề” này khá đơn giản, chỉ một bình ắc quy khoảng 12V, được gắn với một bộ phận kích điện, nối dây dẫn điện xuống 2 cần tre dài khoảng 2 m, có gắn thanh sắt nhọn và vợt sắt rồi bật công tắc thì có thể tạo ra dòng điện từ 110 - 220 V. Với cách đánh bắt này, tất cả các sinh vật ở dưới nước nằm trong bán kính từ 1,5 - 2 mét đều bị hủy diệt. Trong đó, toàn bộ cá con, trứng cá hay sinh vật phù du đều bị tiêu dệt, làm cho nguồn lợi thủy sản không thể tái tạo, dẫn đến sụt giảm nhanh chóng số lượng các loài thủy sản, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tình trạng xung điện bắt cá không chỉ diễn ra ở huyện Bảo Lâm và TP Bảo Lộc mà ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh hiện đang tái diễn tình trạng này. Nhất là trong thời điểm ảnh hưởng bởi sự cố môi trường, một số người tiêu dùng quay lưng với cá biển nên tìm đến cá đồng nhiều hơn.
Ông Thiều Hữu Quân, Trưởng Công an xã Lộc Nga (TP Bảo Lộc) cho biết: “Trước tình trạng dùng xung điện bắt cá đang diễn ra tại địa phương, chúng tôi đã nhiều lần đi kiểm tra và phát hiện, thu giữ nhiều bộ xung điện. Tuy lực lượng công an xã đã tích cực tuyên truyền cho người dân hiểu rõ những tác hại của việc xung điện bắt cá, nhưng hiện nay, tình trạng này vẫn tái diễn và rất khó kiểm soát”.
Nhiều nguy hại
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa xảy ra vụ việc đáng tiếc nào khiến người đánh bắt cá tử vong do xung điện gây ra. Nhưng, ở đâu đó tại nhiều địa phương khác trong cả nước đã có nhiều trường hợp tử vong do sử dụng xung điện đánh bắt cá. Việc người dân đánh bắt cá bằng xung điện không chỉ làm cho nguồn thủy sản ngày càng cạn kiệt, mà còn là “lưỡi hái tử thần” đe dọa tính mạng người đánh bắt.
Ông Nguyễn Đình Gắn, Chủ tịch UBND xã Lộc Ngãi (huyện Bảo Lâm) cho biết: “Hiện trên địa bàn xã có rất nhiều khe suối, ao hồ nên tình trạng người dân sử dụng xung điện để đánh bắt cá xảy ra thường xuyên. Dù đã được cảnh báo về sự nguy hiểm của xung điện, thậm chí địa phương đã nhiều lần tịch thu phương tiện nhưng một số người dân vẫn cố tình vi phạm. Thời gian tới, chính quyền sẽ phối hợp với các ban, ngành đến từng nhà sử dụng xung điện để tuyên truyền; đồng thời, có biện pháp hỗ trợ người dân chuyển đổi nghề để giảm thiểu nguy cơ cạn kiệt nguồn thủy sản và đảm bảo tính mạng cho người dân”.
Đã đến lúc, chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để người dân hiểu và chấp hành tốt hơn, nhằm giảm thiểu nguy cơ cạn kiệt nguồn thủy sản tự nhiên và tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra do xung điện bắt cá.
Tại Điều 15, Nghị định 103/2013/NĐ - CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng, thậm chí nhiều hơn, ngoài ra, còn bị tịch thu công cụ kích điện. Quy định rất cụ thể, tuy nhiên, hiện còn rất nhiều người không biết hoặc “cố tình làm lơ” việc dùng bình ắc quy để đánh bắt cá.
KHÁNH PHÚC
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.