Nguồn tin: Báo Nghệ An, 10/12/2016
Ngày cập nhật:
12/12/2016
Sau hai năm liên tiếp thất bại, sang năm thứ 3, Đội sản xuất số 2 thuộc Đoàn kinh tế quốc phòng 4 đã xây dựng và chuyển giao thành công mô hình nuôi ếch thương phẩm cho một số bà con dân tộc ở hai xã Mường Ải và Mường Típ của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Vào năm 2011, xuất phát từ ý tưởng của nguyên Đội trưởng Lê Minh Hùng, đội sản xuất số 2 tiến hành nuôi thử nghiệm 100 con ếch thương phẩm tại khu chăn nuôi của đội ở bản Xúp Lau xã Mường Ải. Tuy nhiên, do mới đầu bắt tay vào nuôi nên còn thiếu kinh nghiệm, thức ăn chưa phù hợp, ếch mang về nuôi thường mang một số bệnh như nấm, tiêu chảy… khiến lứa đầu tiên gần như mất trắng.
Thượng uý Vi Tiến Hùng chăm sóc ếch giống.
Đến năm thứ hai, đội nhập về 500 con giống để tiếp tục nuôi thử nghiệm trên vùng đất biên cương. Rút kinh nghiệm từ năm trước, nguồn nước trong bể nuôi được khử trùng ngay từ đầu và thường xuyên thay nước theo định kỳ. Thức ăn cũng được đặc biệt chú ý để sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con giống cũng như cách cho ăn phải đều đặn.
Nhờ vậy, ở lứa này tỷ lệ con giống sống sót và phát triển tốt cao hơn hẳn lần trước. Có được những bài học từ hai lần nuôi thử nghiệm trước, đội mạnh dạn phát triển ao nuôi với số lượng từ 2000 đến 3000 con giống trong một lứa, đồng thời mời bà con dân bản đến tham quan học tập kết hợp với tuyên truyền phổ biến kỹ thuật.
“Do bà con dân bản ở đây trình độ còn hạn chế, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ chậm nên mình phải làm cho dân thấy tận mắt họ mới chịu nghe và làm theo” - Thượng uý Vi Tiến Hùng, phó đội trưởng đội sản xuất số 2 chia sẻ.
Sau hai năm thất bại liên tiếp, những con ếch đã chịu ở lại với bà con dân bản vùng biên cương.
Nhận thấy hiệu quả của mô hình, đến năm 2015 đã có nhiều hộ làm theo, điển hình như gia đình anh Lương Xuân Pháp ở bản Ta Đo, xã Mường Típ và gia đình anh Cụt Phò Dương ở bản Xúp Lau, xã Mường Ải với số lượng con giống ban đầu của mỗi hộ gần 1000 con.
Sau khi xuất thành công hai lứa mang về nguồn thu khá, anh Cụt Phò Dương đang chuẩn bị ra năm nhập thêm con giống về nuôi. Anh cho biết lúc mới bắt đầu nuôi cũng sợ lắm nhưng nhờ cán bộ thường xuyên đến thăm bệnh, kiểm tra nước, hỗ trợ thuốc và kỹ thuật nên cũng thấy yên tâm.
Ngoài mang con ếch lên vùng biên, đội sản xuất số 2 còn thử nghiệm thành công nhiều mô hình khác như: nuôi cá trê; phát triển đàn gà lai chọi… nhằm khuyến khích bà con cùng tham gia sản xuất phát triển kinh tế, ổn định xã hội góp phần làm vững chắc biên cương của tổ quốc.
Thành Cường
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.