Nguồn tin: Báo Phú Yên, 13/12/2016
Ngày cập nhật:
14/12/2016
“Cuộc đua” trong việc tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu nhằm thay thế bột cá và dầu cá trong thức ăn thủy sản vẫn đang diễn ra. Và ruồi lính đen là nguồn thức ăn thay thế đang được nhiều nhà quản lý và sản xuất quan tâm
Lợi ích: Rất nhiều nguồn thức ăn được đưa ra nhằm thay thế nguồn protein trong thức ăn. Trong đó, đậu nành đang được các nhà sản xuất quan tâm, tiếp đến là vi tảo, rong biển, vi trùng... Và côn trùng đang là giải pháp được rất nhiều người trong ngành thủy sản đặt hy vọng.
Amy Novogratz, đối tác quản lý của AquaSpark, một quỹ đầu tư của Hà Lan vào các doanh nghiệp dựa trên lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội, cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi các công ty sử dụng nguồn côn trùng trên toàn thế giới và thực sự rất vui mừng và kỳ vọng khi đây được coi là một giải pháp hữu hiệu”. Các công ty như Enterra, Entofood, AgriProtein, Ynsect và EnviroFlight đang xem xét một số côn trùng như dế, mọt, ấu trùng, sâu bột nhưng họ lại dành sự quan tâm đặc biệt tới ruồi lính đen. “Ruồi lính đen chính là câu trả lời. Chúng phát triển nhanh chóng trong chu kỳ chỉ khoảng 10-12 ngày”, Giám đốc điều hành Entofood Franck Ducharne nói.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ruồi lính đen là loại côn trùng an toàn, chúng không cắn, chích hay truyền bệnh và có hàm lượng protein cao, một lượng lớn các axit amin dễ tiêu hóa. Rick Barrows, một chuyên gia dinh dưỡng của Mỹ đã thử nghiệm bữa ăn ruồi lính đen trong khẩu phần ăn cá hồi vân. Kết quả cho thấy, cá hồi vân có tốc độ tăng trưởng tương tự như nhóm sử dụng bột cá.
Tuy đậu nành là giải pháp giúp giảm áp lực cho việc thay thế nguồn bột cá, nhưng sản xuất đậu nành lại cần một lượng đất đai. Hầu hết đậu nành được trồng ở Mỹ, Brazil, Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ; nhưng ở các nước có ngành thủy sản phát triển mạnh như Việt Nam, Bangladesh, Indonesia và Na Uy đang phải nhập khẩu hoàn toàn đậu nành. Do đó, những nước này cần tìm kiếm một giải pháp tiết kiệm chi phí hơn và mang lại hiệu quả. Và ruồi lính đen là đối tượng thực hiện được điều này khi chúng vừa có hàm lượng dinh dưỡng cao và lượng chất thải của chúng lại có khả năng phân hủy tốt thành chất dinh dưỡng cho đất mà không ảnh hưởng đến môi trường. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một ngành thủy sản bền vững và an toàn.
Trở ngại: Một trong những trở ngại cho việc mở rộng quy mô sản xuất ruồi lính đen hiện nay chính là việc sử dụng bột côn trùng trong nông nghiệp và thức ăn thủy sản vẫn bị cấm ở Mỹ và châu Âu. Tháng 10/2015, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu đã công bố đánh giá đầu tiên về rủi ro của côn trùng trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Tại Mỹ, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) sẽ không chấp nhận việc sử dụng côn trùng trong thời gian ngắn mà họ cần một quá trình theo dõi lâu dài và quá trình đánh giá thường rất phức tạp. Hơn nữa, việc thu hoạch ruồi lính đen trưởng thành khá muộn và chất chitin được tìm thấy ở xương ngoài của chúng có thể chứa nitơ là chất khó tiêu hóa đối với vật nuôi. Đồng thời, trong ruồi lính đen không có chứa axit béo omega-3 (chất được tìm thấy trong bột cá và dầu cá). Một vấn đề nữa là việc chủ động được công nghệ sản xuất ruồi lính đen với số lượng lớn ở các trang trại giống. Có như vậy, việc sản xuất thức ăn thủy sản từ bột ruồi lính đen mới không bị gián đoạn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học và các công ty vẫn cho rằng ruồi lính đen mặc dù có nguồn dinh dưỡng không phong phú bằng đậu nành, nhưng chúng sẽ cung cấp protein và lipid thay thế ở các địa phương không sản xuất được đậu nành.
NGỌC NHƯ (tổng hợp)
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.