Nguồn tin: Báo Ninh Bình, 01/03/2016
Ngày cập nhật:
3/3/2016
Hiện nay, các hộ nuôi tôm nước lợ của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đang khẩn trương cải tạo ao đầm, chuẩn bị nuôi tôm chính vụ năm 2016. Ngành nông nghiệp cùng chính quyền địa phương cũng đang tập trung thực hiện công tác khuyến cáo lịch thời vụ, quản lý con giống, quan trắc và cảnh báo môi trường, mầm bệnh… đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho một vụ sản xuất thắng lợi.
Vùng nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Sơn (Ninh Bình) chuẩn bị bước vào mùa vụ mới.
Về các xã bãi ngang của huyện Kim Sơn những ngày này, chúng tôi chứng kiến một không khí lao động khẩn trương của bà con nông dân. Các công việc như: sên vét bùn đáy, gia cố bờ, cống ao, rải vôi, xử lý và gây màu nước đang được bà con tích cực triển khai để chuẩn bị cho việc thả giống vụ nuôi xuân - hè.
Dù đang bận rộn với việc sang sửa ao đầm để chuẩn bị thả giống, ông Đảm xã Kim Đông, huyện Kim Sơn vẫn vui vẻ cho biết: Năm ngoái, chỉ với 2 mẫu đầm, gia đình tôi thu về gần 5 tấn tôm thương phẩm, giá bán có lúc lên tới 3 - 4 trăm nghìn/1kg, thắng lớn nên năm 2016 này ông tiếp tục mạnh dạn đầu tư thêm.
Mọi công đoạn đều được ông chuẩn bị kỹ càng hơn, nhất là khâu cải tạo ao đầm bởi theo ông Đảm đây là khâu rất quan trọng, vì dịch bệnh đối với nghề thủy sản, nhất là con tôm rất khó chữa trị. “Hơn nửa tháng nay, chúng tôi đã lấy nước vào ao, diệt khuẩn và gây màu nước, đồng thời đặt hàng trước tôm giống để đảm bảo có được những con giống chất lượng nhất về thả nuôi.
Đến nay công tác chuẩn bị ao nuôi đã sẵn sàng, chỉ còn chờ thời tiết thuận lợi là bắt giống và tiến hành thả nuôi”, ông Đảm cho hay.
Vụ xuân hè 2016 này, gia đình anh Trần Quốc Huy, xã Kim Trung mạnh dạn chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản quảng canh sang nuôi thâm canh và bán thâm canh. Những ngày này, gia đình chị đang tích cực đầu tư thuê máy móc, nhân lực tiến hành cẩu, đắp bờ phân chia lại ô đầm, mua sắm lắp đặt máy móc, chuẩn bị các điều kiện cho vụ nuôi mới.
Tổng sản lượng đạt trên 14.700 tấn, trong đó tôm sú là 300 tấn, tôm rảo 200 tấn, cua xanh 335 tấn, ngao 13.000 tấn, tôm thẻ chân trắng 220 tấn và thủy sản khác là 730 tấn.
Để tiếp tục duy trì và nâng cao sản lượng, năm 2016 này, ngành Nông nghiệp cũng như huyện Kim Sơn đang tăng cường huy động, thu hút các nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững. Chú trọng vào một số đối tượng con nuôi có truyền thống như: tôm sú, tôm thẻ, ngao, cua xanh….
Mở rộng mô hình sản xuất có hiệu quả như: cá mú, cá bống bớp, đồng thời khuyến khích phát triển thêm diện tích nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh; đánh giá một số mô hình nuôi mới, phục vụ cho công tác chỉ đạo, mở rộng sản xuất, đa dạng đối tượng nuôi. Theo đó, vụ nuôi năm nay, tổng diện tích nuôi thả toàn vùng khoảng trên 3.000 ha, trong đó nuôi vụ 1 là trên 2.100 ha, bao gồm diện tích nuôi tôm sú quảng canh và quảng canh cải tiến là 1.960 ha, diện tích nuôi tôm thẻ công nghiệp và bán công nghiệp là 150 ha.
Ông Phạm Văn Hải, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp & PTNT cho biết: Năm nay, ngay từ đầu vụ nuôi, việc đầu tư, nâng cấp các đầm nuôi của các hộ dân trong vùng được quan tâm hơn, hệ thống công trình nuôi đã dần đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật.
Các ao nuôi quảng canh về cơ bản đã cải tạo xong, bà con đang tiến hành đưa nước vào để gây màu, riêng các ao nuôi công nghiệp đang trong giai đoạn làm bờ, lót bạt và làm hệ thống đáy. Để hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi, ngay từ đầu vụ, thực hiện sự chỉ đạo của Chi cục, Trạm đã phối hợp với địa phương tuyên truyền, phổ biến lịch thời vụ đến người nuôi tôm trên địa bàn, đồng thời tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật cải tạo ao đầm.
Mặt khác, tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi trọng điểm với tần suất 1 lần/tuần. Kết quả quan trắc được thông báo trên hệ thống đài truyền thanh để người nuôi tôm chủ động trong việc chọn thời điểm lấy nước, thả giống phù hợp.
Thời gian tới, Trạm tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nhằm giúp người nuôi kiểm tra, chọn tôm giống sạch bệnh, chăm sóc và quản lý tốt môi trường ao nuôi.
Đồng thời tuyên truyền để các cơ sở sản xuất, cung ứng tôm giống cần chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước trong việc sản xuất và kinh doanh tôm giống, không xuất bán tôm giống cho các hộ nuôi tôm trong tỉnh trước lịch mùa vụ quy định.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn, thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học phải đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định, không bán các loại hóa chất, kháng sinh cấm… Tăng cường kiểm soát nguồn tôm giống, kiên quyết xử lý các trường hợp tôm giống không rõ nguồn gốc, không thực hiện kiểm dịch.
Lịch thả giống
Đối với tôm sú: Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và bán công nghiệp bắt đầu ương giống từ ngày 15-3, khi nhiệt độ ấm lên thì có thể đưa tôm giống vào ao ương, thời gian ương từ 15 - 20 ngày. Bắt đầu thả giống nuôi thương phẩm từ ngày 10-4.
Đối với tôm thẻ chân trắng: Nuôi công nghiệp và bán công nghiệp. Bắt đầu thả giống đợt 1 từ ngày 25-4 và kết thúc thu hoạch ngày 20-7. Thả đợt 2 bắt đầu thả giống từ ngày 20-8 và thu hoạch giữa tháng 11.
Đối với cua xanh: nuôi quảng canh cải tiến và bán công nghiệp, chủ yếu thả nuôi vào đợt 2. Bắt đầu thả giống cua vào đầu tháng 8 và kết thúc thu hoạch vào giữa tháng 12.
Đối với các đối tượng nuôi khác: Cá bớp, cá mú, cá vược… căn cứ vào lịch sản xuất tôm sú và áp dụng theo điều kiện lợi thế của vùng, của từng hộ nuôi.
(Theo hướng dẫn của Chi cục Thuỷ sản tỉnh)
Hà Phương
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.