Nguồn tin: Báo Bắc Ninh, 01/03/2016
Ngày cập nhật:
7/3/2016
Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có hơn 3.000 ha nuôi trồng thủy sản trên địa bàn đã thu hoạch, chuẩn bị ao nuôi để bước vào vụ mới. Dự kiến, đến cuối năm sẽ có khoảng 5.000 ha nuôi thủy sản thương phẩm.
Sử dụng vôi bột để xử lý môi trường ao nuôi cá thâm canh tại hộ ông Đoàn Đắc Hưng, thôn Ngọc Thượng (Phú Hòa, Lương Tài).
Theo lịch thời vụ, từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 3, các hộ dân tập trung cải tạo ao và xuống giống cá. Nhu cầu giống khoảng 225 triệu con, trong đó các đơn vị cung ứng lớn như HTX giống thủy sản Nam Sơn, Công ty Sông Thiên Đức, Xí nghiệp Thái Giang, Công ty TNHH Dung Đạt và Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1… đều có khả năng đáp ứng nhu cầu của các hộ nuôi trong tỉnh. Ngoài ra, tại các vùng nuôi thâm canh, các hộ cũng tự sản xuất 500 ha con giống. Tuy nhiên, năm 2015 do không có chính sách hỗ trợ cho nuôi cá qua đông, số hộ nuôi giảm, nên nguồn giống bị hạn chế.
Ảnh hưởng của đợt rét hại vào giữa tháng 1-2016, nhiều diện tích nuôi cá giống bị thiệt hại, nhất là diện tích nuôi cá chim trắng. Vì vậy, nhiều khả năng người dân khó chủ động về số lượng, chất lượng và kích cỡ cá theo yêu cầu, trong đó, cá rô phi vẫn phải nhập từ miền Nam do sản xuất giống không đáp ứng đủ.
Theo dự báo của Chi cục Thủy sản, với những ảnh hưởng của thời tiết và khó khăn trong việc mua giống, vụ nuôi thả cá năm nay sẽ khó hoàn thành thời điểm đúng kế hoạch. Xác định như vậy, ngay từ cuối năm 2015, Chi cục Thủy sản tỉnh hướng dẫn các cơ sở sản xuất giống bình tuyển đàn cá bố mẹ, thực hiện các biện pháp chống rét cho cá nuôi lưu đông, phối hợp với Chi cục Thú y kiểm soát chất lượng con giống và tập huấn kỹ thuật nuôi thuỷ sản. Theo khuyến cáo của ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bắc Ninh, tình hình dịch bệnh trên đàn thủy sản năm 2016 nhiều khả năng sẽ diễn biến phức tạp. Vì vậy, các hộ nuôi trồng cần khẩn trương thực hiện biện pháp kết hợp để chuẩn bị cho vụ mới.
Cụ thể, trước khi thả cá giống, cần tháo cạn, phơi khô đáy ao, dồn chất thải chuyển ra ngoài ao, gia cố bờ, cống ao, sử dụng vôi bột và các thuốc có nguồn gốc sinh học để xử lý môi trường ao. Về con giống, cần chủ động liên hệ với các cơ sở có uy tín, để có giống thả ngay khi nắng ấm, nhiệt độ hơn 22 độ C. Nhằm tránh việc mua phải con giống kém chất lượng hoặc bị trễ thời vụ do con giống khan hiếm, các hộ không nhất thiết lựa chọn rô phi đơn tính, cá chim trắng để thả nuôi vụ xuân mà có thể thay thế bằng cá chép, cá trắm cỏ.
Tùy điều kiện từng nguồn nước cấp, cần tính toán thả cá với mật độ vừa phải, cân đối cơ cấu giống cá hợp lý. Khi thời tiết nắng ấm các hộ cần tích cực chăm sóc các đối tượng cá giống thả nuôi bằng thức ăn tinh (ngô, thóc mầm…) kết hợp với thức ăn công nghiệp và bổ sung đủ rau. Đối với các hộ nuôi cá lồng, cần chuẩn bị phòng bệnh (mùa cao điểm tháng 3 - 4) bằng cách treo túi vôi hoặc viên nén vạn tiêu linh tại các lồng để khử trùng lồng nuôi, kết hợp với một số loại thuốc và Vitamin C trộn với thức ăn cho cá. Ngay khi phát hiện ra ao, lồng nuôi có biểu hiện lạ, người dân nên báo cho cán bộ kỹ thuật của Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản tỉnh để chẩn đoán, thu mẫu xác định nguyên nhân và cách chữa bệnh.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của các ngành chức năng, sự chủ động của người dân, hy vọng vụ nuôi trồng thủy sản năm nay sẽ hoàn thành mục tiêu sản lượng đạt hơn 35.000 tấn và nuôi trồng thủy sản tiếp tục là hướng làm giàu ổn định cho nông dân.
Huyền Thương
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.