Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 05/01/2016
Ngày cập nhật:
7/1/2016
Những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa gặp nhiều bất lợi, gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Để phát triển NTTS theo hướng bền vững cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Trong năm 2015, nhiều vùng trên địa bàn tỉnh, người NTTS thiệt hại nặng vì thủy sản chết liên tục. Chẳng hạn như, vùng nuôi tôm trên bạt ở Vạn Thọ (huyện Vạn Ninh), số hộ “treo ao” ngày một nhiều. Những nguyên nhân chính là do tỷ lệ hao hụt cao, tôm chậm lớn, phần vì thời tiết nắng nóng, phần vì nguồn nước bị ô nhiễm... Ông Đặng Tấn Hoan, người nuôi tôm ở thôn Tuần Lễ (xã Vạn Thọ) cho biết: “Thực tế lâu nay, ao nhà này bị dịch bệnh, không xử lý mà xả trực tiếp ra mương dẫn nước, nhà khác lại lấy nước vào, không có ao lắng để xử lý nên dịch bệnh lây lan...”.
Hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản lâu nay chưa được đầu tư
Một số tồn tại của NTTS trên địa bàn tỉnh là hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng được yêu cầu, không có kênh cấp, kênh thoát riêng biệt; nghề nuôi phát triển tự phát, không theo quy hoạch. Thực tế, đa số các hộ nuôi chỉ có 1 - 2 ao/hộ, diện tích nuôi nhỏ (2.000 - 3.000m2) và không có ao lắng, xử lý nước trước khi thả nuôi. Chính vì vậy, khi có dịch bệnh, người nuôi không chủ động được nguồn nước đã qua xử lý, dẫn đến tình trạng lấy nguồn nước mang mầm bệnh vào ao nuôi, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Một vấn đề quan trọng không kém là hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ NTTS đã bị xuống cấp; cộng thêm các chất trầm tích, mùn bã hữu cơ tích tụ nhiều năm phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước lấy từ ngoài biển vào ao nuôi. Đây là một trong những nguyên nhân làm thủy sản nuôi bị bệnh và lây lan, bùng phát dịch bệnh, gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi.
Qua trao đổi, lãnh đạo các địa phương đều thừa nhận NTTS đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại các xã ven biển. Đặc biệt, việc phát triển nghề nuôi tôm đã góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. Những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện môi trường, hạn chế dịch bệnh trong NTTS như: tuyên truyền tập huấn, triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi thủy sản, ban hành lịch thời vụ, tăng cường quản lý nhà nước về NTTS... Tuy nhiên, hiện nay nghề NTTS vẫn chưa ổn định, người nuôi còn gặp rất nhiều rủi ro do một số nguyên nhân như: hạ tầng vùng nuôi chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được yêu cầu; nguồn nước bị ô nhiễm; chưa có sự gắn kết, hợp tác giữa những người nuôi với nhau và các đơn vị có liên quan... Vì vậy, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải có giải pháp để phát triển NTTS bền vững.
Theo ông Huỳnh Kim Khánh - Chi cục trưởng Chi cục NTTS tỉnh, muốn phát triển ngành NTTS theo hướng bền vững cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, phải thành lập các tổ liên kết cộng đồng do chính những người nuôi tham gia và được chính quyền địa phương công nhận, để họ tự quản lý và điều chỉnh các hành vi của mình và cộng đồng xung quanh trong hoạt động NTTS. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách phục vụ cho việc nạo vét kênh mương trong NTTS; phải có chính sách dồn ao. Với 1 ao nuôi, các hộ sẽ rất khó khăn trong đảm bảo điều kiện nuôi. Để nhóm hộ này tham gia NTTS bền vững, nhất thiết phải hợp tác với nhau, liên kết thành một nhóm có nhiều ao để có ao chứa lắng, xử lý nước cấp và thải nước theo đúng quy định để cùng nuôi và chia sẻ lợi nhuận. Một giải pháp quan trọng khác là người nuôi phải áp dụng các mô hình NTTS theo hướng an toàn sinh học.
Muốn triển khai được các giải pháp này, ngoài chính sách của Trung ương, tỉnh cần có chính sách riêng để hỗ trợ phát triển ngành NTTS, nhất là trong việc thực hiện dồn ao nuôi, đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng... Bên cạnh đó, cần sự chung tay của cả cộng đồng, nhất là người NTTS.
Theo thống kê của Chi cục NTTS, diện tích nuôi trồng các loại thủy sản trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 4.000ha, tập trung tại 5 vùng nuôi gồm: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Lâm và Cam Ranh. Trong đó, tôm sú và tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi chính với sản lượng đạt khoảng 10.000 tấn mỗi năm. Thế nhưng, do nuôi tôm không hiệu quả nên một số diện tích đã được người dân chuyển sang nuôi các đối tượng khác như: ốc hương, cá biển, cua... nhưng cũng khá bấp bênh do dịch bệnh, thời tiết, giá cả xuống thấp...
HẢI LĂNG
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.