Nguồn tin: Báo Ninh Bình, 27/12/2015
Ngày cập nhật:
1/1/2016
Tại thị trấn Bình Minh (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), ông Đặng Thanh Doãn được nhiều người biết đến với mô hình nuôi tôm công nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao. Khi giới thiệu ông Doãn, một số cán bộ Chi cục Thủy sản Ninh Bình gọi ông bằng “cụ Doãn”. Thực tế ông chưa già đến độ ấy. Và còn rất phong độ, đi lại nhanh nhẹn như thanh niên.
Khi đã qua nghi thức xã giao, câu chuyện cởi mở hơn, ông Doãn tâm sự: “Từ nhiều năm trước, khi xuất ngũ, tôi định cư tại nơi vợ đang làm việc ở xã Kim Đông, huyện Kim Sơn. Cuộc sống gia đình tôi gặp nhiều khó khăn. Với nghị lực của người lính không cam chịu đói nghèo, từ những năm 1980, tôi nhận đấu thầu 4 ha bãi đất hoang, khai phá cấy lúa kết hợp chăn nuôi. Phương châm là lấy ngắn nuôi dài”. Đến đầu những năm 2000, khi nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm ở bãi bồi ven biển Kim Sơn phát triển mạnh, ông Doãn quy hoạch lại trang trại để nuôi tôm công nghiệp.
Đấu thầu được 4 ha, nhưng diện tích đủ điều kiện nuôi tôm chỉ có 1 ha, phần còn lại phải sử dụng nuôi loài thủy sản khác. Sau khi tìm tòi học hỏi và nghiên cứu, tham quan các mô hình nuôi tôm trong và ngoài tỉnh, 1 ha đầm tôm ấy được ông quy hoạch theo cách riêng của mình, theo tiêu chuẩn nuôi tôm công nghiệp.
Ngoài việc kiến tạo ao và lắp đặt những máy móc, thiết bị như mọi chủ đầm khác, ông thực hiện rất nghiêm ngặt vệ sinh ao. Với mỗi ao nuôi, ông dùng bạt quây kín bờ để ngăn không cho cáy, còng, chuột... vào vuông tôm.
Mặt ao cũng có lưới để phòng chim bay qua thải phân xuống... Ông chia sẻ: Khâu phòng bệnh cho tôm cực kỳ quan trọng, có thể nói đó là khâu quyết định việc thành bại. Nên ngoài việc kiến tạo ao đầm như trên, ông phân công rất rành mạch đối với những người làm thuê.
Ai làm ở vuông tôm nào biết vuông ấy, không được sang vuông khác; làm việc, ăn, nghỉ đều ở ngay đầm tôm, hạn chế đi ra ngoài. Những lao động ở đây đều được ông đào tạo rất cẩn thận, nên ai cũng nắm rất vững về kỹ thuật và có kỹ năng làm việc rất thuần thục.
Nhờ chịu khó, đồng thời làm tốt công tác phòng trừ dịch bệnh, cũng như nắm chắc đặc tính của tôm thẻ chân trắng nên trong khi nhiều hộ nuôi tôm lao đao do tôm nhiễm bệnh thì mô hình nuôi tôm của ông Doãn vẫn cho thu nhập khá cao.
Sau gần chục năm gắn bó với con tôm thẻ chân trắng, tích lũy đáng kể về kinh nghiệm và vốn, đến năm 2012, ông Doãn tiếp tục đầu tư mở rộng thêm 2 ha nuôi tôm công nghiệp.
Đến nay ông có trên 6 ha nuôi tôm thẻ chân trắng được quy hoạch hoàn chỉnh, hiện đại, trung bình mỗi năm nuôi 2 vụ, sản lượng đạt trên 6 tấn/ha/vụ, doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng, trừ chi phí lãi từ 600 – 700 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 14 lao động thường xuyên và hàng chục lao động thời vụ.
Từ ngày nuôi tôm đến nay chưa một lần thất bại, nhưng ông Doãn cũng tâm sự: Thực ra, chẳng ai dám nói chắc rằng mình đã làm chủ được hoàn toàn về kỹ thuật nuôi tôm, bởi công việc này nó nhiều rủi ro lắm. Nhiều khi con tôm đã lớn, đã đạt kích cỡ của tôm thương phẩm rồi mà vẫn chưa chắc. Lơ là một tí, mất cảnh giác một tí là trắng tay ngay. Chỉ có điều là phải biết cách dự phòng mọi tình huống để tránh rủi ro và khi lỡ xảy ra điều rủi ro thì phải có cách hạn chế nó, để chỉ phải chịu tổn thất ít nhất.
Được biết, không chỉ nuôi tôm giỏi, ông Doãn còn tích cực hỗ trợ những người nuôi tôm trên địa bàn, qua đó đóng góp tích cực cho phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của quê hương.
N.T
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.