Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 24/03/2016
Ngày cập nhật:
26/3/2016
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa có Công văn cấm các hoạt động khai thác sò lông trên toàn vùng biển của tỉnh trong thời gian từ ngày 15/1/2016 đến hết ngày 31/3/2016, cùng với đó là cấm các tổ chức, cá nhân thu mua, vận chuyển, chế biến và kinh doanh sò lông trong thời gian cấm khai thác. Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo rộng rãi thời gian cấm khai thác sò lông nói trên trên các phương tiện thông tin đại chúng cho ngư dân biết và chấp hành. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác sò lông trái phép vẫn ngang nhiên diễn ra. Hàng ngày tại khu vực bờ kè biển đang xây dựng thuộc phường Đức Long (TP Phan Thiết), hoạt động đánh bắt, thu mua, vận chuyển sò lông vẫn diễn ra công khai suốt cả ngày với số lượng hàng tấn; dưới biển, trên bờ luôn túc trực hàng chục lao động bốc vác làm việc thường xuyên, vận chuyển, bốc xếp sò ngay trên bờ kè, mặc dù khu vực này thường xuyên có các xe thi công công trình kè biển thường xuyên ra vào. Đội ngũ xe thồ hoạt động liên tục trên tuyến đường Trần Lê với mỗi lần vận chuyển là 2 - 3 bao với số lượng hàng trăm ký mà chẳng được chằng buộc cẩn thận, di chuyển với tốc độ nhanh là mối đe dọa thường xuyên đối với những người tham gia giao thông.
Hoạt động bốc xếp, thu mua, vận chuyển sò diễn ra tấp nập.
Cùng với đó, vào buổi chiều dọc các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Bà Triệu… cùng các chợ như chợ Phan Thiết, chợ Phú Thủy, chợ Phường, chợ Đồn… không khó bắt gặp việc sò lông được bày bán công khai, nhất là những loại sò có kích thước nhỏ với giá dao động từ 15.000 – 45.000 đồng/kg. Việc khai thác, mua bán sò lông bất chấp lệnh cấm không những gây tận diệt nguồn lợi thủy sản nói chung mà còn gây hủy hoại môi trường sinh thái biển, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng và phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ.
Do vậy, các huyện, thị, thành phố cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý đối với những tàu thuyền cố tình vi phạm. Cùng với đó cần phát huy tốt vai trò tổ chức đoàn, hội, lực lượng chức năng ở xã, phường tăng cường vận động, đấu tranh; phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong quản lý khai thác hải sản trên biển. Quan trọng nhất là làm cho bà con ngư dân hiểu được rằng bảo vệ nguồn lợi thủy sản chính là bảo vệ cuộc sống của nhiều thế hệ ngư dân sau này.
NT
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.