Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 31/03/2016
Ngày cập nhật:
3/4/2016
Biến đổi khí hậu với hiện tượng điển hình về xâm nhập mặn tại ĐBSCL đang đặt ra vấn đề bức thiết đối với nuôi trồng thủy sản (NTTS), mà chủ lực là cá tra và tôm nước lợ.
Lãnh đạo tỉnh và ngành nông nghiệp Kiên Giang đang xem xét để điều chỉnh quy hoạch vùng nuôi tôm ở Tứ giác Long Xuyên cho phù hợp
Giải pháp tổng thể, lâu dài là phải điều chỉnh lại quy hoạch để thích ứng nhằm ổn định và tiếp tục phát triển sản xuất.
Cần nhiều giải pháp
Tại Hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), trọng tâm là tôm nuôi nước lợ vùng ĐBSCL thích ứng với xâm nhập mặn, do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Cà Mau mới đây, Tổng cục Thủy sản đã đề xuất nhiều giải pháp, trong đó vấn đề rà soát và điều chỉnh lại quy hoạch vùng nuôi, đối tượng nuôi chủ lực vừa có tính cấp bách vừa là giải pháp lâu dài.
Theo đó, xâm nhập mặn đang làm mở rộng các vùng nhiễm mặn, cần phải chuyển đổi đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt hoặc diện tích đất, mặt nước trồng lúa, rau màu, cây ăn trái sang nuôi trồng các đối tượng nước lợ, mặn. Cần có điều tra, đánh giá, dự báo về mức độ, phạm vi xâm nhập mặn để có giải pháp quy hoạch, đầu tư hạ tầng nhằm chuyển đổi có hiệu quả các đối tượng nuôi vùng mặn, lợ.
Tôm nước lợ (tôm sú, thẻ chân trắng) hiện nay vẫn là đối tượng nuôi phù hợp, có thị trường xuất khẩu lớn, mang lại giá trị kinh tế cao.
Vì vậy, cần ưu tiên phát triển theo 2 hướng: mở rộng diện tích vùng nuôi và nâng cao năng suất. Trong đó, các tỉnh có lợi thế phát triển hình thức nuôi tôm quảng canh, mô hình tôm sinh thái dưới tán rừng là Cà Mau, Bạc Liêu; mô hình tôm - lúa là Kiên Giang, Sóc Trăng…
Nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL được dự báo sẽ mở rộng diện tích khi xâm nhập mặn gia tăng, nhất là mô hình tôm - lúa nên cần điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp
Song song với điều chỉnh quy hoạch, cần kiện toàn lại hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường, nhất là tại các vùng nuôi tập trung. Cơ cấu lại đối tượng nuôi, mùa vụ sản xuất, áp dụng phương thức, hình thức nuôi phù hợp. Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với thị trường. Tăng cường phối hợp giữa các địa phương trong việc điều tiết nước mặn, ngọt đảm bảo sản xuất.
Theo Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (VIFEP), ảnh hưởng của xâm nhập mặn đang tác động đến quy hoạch tôm nuôi nước lợ và cá tra vùng ĐBSCL. Diện tích nuôi cá tra của 10/13 tỉnh, thành trong vùng là 5.370ha và quy hoạch đến năm 2020 sẽ tăng lên 7.720ha.
Tuy nhiên, VIFEP dự báo tình hình xâm nhập mặn ngày càng gia tăng nhanh và sâu vào nội đồng sẽ gây những ảnh hưởng to lớn, diện tích vùng nuôi sẽ bị thu hẹp đáng kể, trong đó vùng nuôi ở hạ lưu sông Hậu thuộc các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh và Kiên Giang chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính nếu không có giải pháp ứng phó, điều chỉnh quy hoạch cho thích hợp thì lợi nhuận từ ngành công nghiệp nuôi cá tra vùng ĐBSCL sẽ giảm tương ứng 3.000 và 9.000 tỷ đồng vào năm 2020 và 2050 dưới tác động của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.
Theo quy hoạch tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020 diện tích vùng nuôi đạt 650.000ha (tăng trên 200.000ha so với hiện nay), phân bố ở 8/13 tỉnh ven biển trong vùng, trong đó các tỉnh có diện tích nuôi lớn là Cà Mau (313.000ha), Bạc Liêu (131.000ha), Kiên Giang (92.800ha)… VIFEP dự báo gia tăng xâm nhập mặn sẽ tạo sự chuyển dịch mở rộng vùng nuôi thủy sản mặn lợ, vì vậy cần phải có sự điều chỉnh quy hoạch.
Riêng đối với vùng tôm - lúa sẽ có sự chuyển dịch theo hai xu hướng: Đối với diện tích đang canh tác, khi độ mặn tăng cao không thể canh tác, sẽ chuyển sang nuôi chuyên tôm. Trong khi đó, tại các vùng canh tác lúa 2 vụ/năm bị nhiễm mặn, xu hướng sẽ chuyển sang một vụ tôm - một vụ lúa.
Từ đó, VIFEP đề xuất, cần rà soát lại quy hoạch của bộ, ngành và các địa phương cho vùng ĐBSCL bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; Quy hoạch phát triển thủy sản, đặc biệt hai đối tượng thủy sản nuôi chủ lực là quy hoạch nuôi cá tra và quy hoạch tôm nước lợ đến năm 2020, tầm nhìn 2030, để điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến gia tăng xâm nhập mặn hiện nay.
Cần điều chỉnh lại quy hoạch NTTS vùng ĐBSCL để thích ứng với hạn, mặn nhằm ổn định và tiếp tục phát triển sản xuất
Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng Trần Đình Luân cho biết, tình hình hạn hán và xâm nhập mặn đang gây ảnh hưởng lớn đến nghề NTTS của tỉnh, do thiếu nước ngọt để làm giảm độ mặn, tốc độ xuống giống chậm do người dân lo ngại khi nhiệt độ và độ mặn tăng cao sẽ là cơ hợi dễ phát sinh dịch bệnh và gây thiệt hại. Tính đến giữa tháng 3, toàn tỉnh mới thả nuôi được 4.857ha thủy sản, đạt 7% kế hoạch, trong đó tôm nước lợ là 3.011ha, diện tích thiệt hại gần 250ha.
Theo ông Luân, giải pháp cơ bản để phát triển diện tích nuôi thích ứng với điều kiện hạn, xâm nhập mặn là thực hiện tốt quy hoạch, triển khai kế hoạch mùa vụ và quản lý vùng nuôi, tăng cường công tác quan trắc môi trường và phòng chống dịch bệnh. Song song với việc rà soát quy hoạch, các Bộ, ngành cần xem xét đẩy mạnh các dự án thủy lợi phục vụ cho NTTS.
Ông Trần Đình Hoài, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho rằng, để thích ứng với tình hình xâm nhập mặn vùng ĐBSCL thì giải pháp lâu dài là phải rà soát lại quy hoạch thủy lợi, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, cấp nước sinh hoạt.
Sắp xếp ưu tiên nguồn vốn đầu tư xây dựng các cống kiểm soát mặn, nạo vét hệ thống kênh mương, đắp bờ bao, củng cố đê biển trong các dự án: Hệ thống thủy lợi Ô Môn - Xà No, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Nam Măng Thít; phát triển hệ thống thủy lợi vùng Đồng Tháp Mười, Bán đảo Cà Mau và Tứ giác Long Xuyên. Tăng cường cấp nước ngọt cho các khu vực NTTS của vùng nam, bắc Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu bằng việc vận hành các công trình thủy lợi nạo vét kênh mương, đắp đập tạm để trữ nước.
Đối với một số khu vực cần xem xét, bố trí các công trình để lấy nước ngọt để pha loãng; tăng cường lấy nước ngọt cho khu Gò Công bằng cửa cưỡng bức cống Xuân Hòa, Vàm Giồng, bơm bổ sung nước phục vụ NTTS.
Cần gấp giống thủy sản thích nghi mặn
“Trong thực tế các ao nuôi cá tra đã thành công ở độ mặn 3 - 4%o. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy năng suất thấp hơn so với môi trường nước ngọt và tỷ lệ nhiễm bệnh vi khuẩn cao hơn”, ông Sáng cho biết.
Ngoài cá tra, Viện cũng đang nghiên cứu và hoàn thiện quy trình sản xuất giống một số đối tượng để phục vụ nuôi nước lợ mặn như cá kèo, cá dứa, bông lau, cá rô phi đỏ và tôm càng xanh.
Xâm nhập mặn đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân các tỉnh ven biển ĐBSCL
Về giải pháp công nghệ, Viện đang tiếp tục nghiên cứu nuôi cá tra bằng công nghệ tuần hoàn ít thay nước nhằm hạn chế sử dụng nước suốt mùa khô (khoảng 6 tháng) với việc thả cá giống kích cỡ lớn. Trong trường hợp cần thiết, có thể thay một lượng nhỏ nước nhiễm mặn không làm tăng độ mặn trong ao đáng kể.
Đối với tôm sú có thể chọn giải pháp nuôi kết hợp luân canh, xen canh với đối tượng khác. Vùng nhiễm mặn thấp có thể phát triển mô hình luân canh tôm - lúa: mùa khô nuôi tôm quảng canh và cua, mùa mưa trồng lúa xen canh với tôm càng xanh, cua, cá. Tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh và bán thâm canh nên áp dụng công nghệ biofloc nhằm hạn chế thay nước hoặc nuôi trong nhà màng để kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, hạn chế mầm bệnh.
Trong điều kiện mặn tăng cao không thể thả giống nuôi, nên áp dụng giải pháp vèo giống trong ao đất hoặc ao trải bạt trong thời gian khoảng 30 - 45 ngày từ cuối tháng 4, để đến cuối tháng 5, khi vào đầu mùa mưa (độ mặn giảm) có thể thả ra ao, đầm nuôi thương phẩm. Phương pháp này còn giúp rút ngắn thời gian thả nuôi trên diện rộng, dễ kiểm soát yếu tố môi trường, hạn chế rủi ro dịch bệnh.
Trong bối cảnh xâm nhập mặn thì phát triển hệ thống lúa - tôm là phù hợp, hiệu quả và có tính bền vững cao. Tuy nhiên, cần xây dựng các quy trình canh tác lúa - tôm phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng địa phương từ thời vụ, cơ cấu giống hợp lý, nhất là các giống có khả năng chịu mặn cao.
Đặc điểm của hệ thống canh tác lúa - tôm là sau vụ nuôi tôm, đất ruộng bị nhiễm mặn cao từ 10 - 20%o. Vì thế, thời vụ thích hợp để trồng lúa (từ tháng 7 - 12 dương lịch) nhằm tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn trong đất xuống khoảng 1 - 2%o trước khi gieo sạ.
Do đó, sử dụng giống lúa có khả năng chịu mặn cao sẽ giúp chủ động lịch thời vụ tốt hơn, hạn chế thiệt hại do mặn gây ra trong suốt vụ lúa. Chọn giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn từ 90 - 110 ngày sẽ giúp chủ động lịch thời vụ canh tác, có thời gian chuẩn bị đất và vệ sinh đồng ruộng dễ dàng hơn.
Đ.CHÁNH
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.