Nguồn tin: Báo An Giang, 03/04/2016
Ngày cập nhật:
4/4/2016
Ngư dân sống bằng nghề “săn” cá bông lau ở sông Vàm Nao (Phú Tân - An Giang) đang bước vào vụ làm ăn mới. Canh khuya dãi dầu, cũng là lúc ngư dân chộn rộn bủa lưới săn cá bông lau theo con nước…
Lái chiếc máy đuôi tôm, tư Lợi (Nguyễn Văn Lợi 47 tuổi, ở thị trấn Phú Mỹ), nói chắc nịch: “Cá bông đang được giá cao (từ 180.000 - 220.000 đồng/kg). Hễ dính cá, chỉ cần alô là bạn hàng chạy ghe, xuồng lại tận nơi cân cá. Mỗi đêm, chỉ cần dính 1 con cá bông lau là kiếm bạc triệu, nên ai nấy cũng tranh thủ đem lưới ra bủa”.
Vào những ngày này về Vàm Nao, từ đầu đến cuối khúc sông, ghe xuồng giăng lưới cá bông lau đông nghẹt. Tại khúc sông Vàm Nao có 2 bến, mỗi bến đậu khoảng 30 đầu xuồng, khoảng 4 giờ chiều là mọi người “lên đèn” chuẩn bị thả lưới. Đông xuồng, có khi ngư dân phải nằm chờ tài. Theo luật bất thành văn, người nào đến trước, thì được quyền thả trước, mỗi luồng lưới cách nhau khoảng 200m.
Còn tại bến Chắc Cà Đao (khúc sông Hậu, huyện Châu Thành) cũng có hàng chục đầu xuồng giăng lưới cá bông lau. Những năm gần đây, tại khúc sông này cá lại dính mạnh hơn ở sông Vàm Nao.
Ông tám Kỷ - cao thủ “sát cá” ở đây nói: “Nghề giăng lưới cá bông lau do ngư dân người Chăm đến đây khai thác từ rất lâu đời. Lúc hưng thịnh, tiền kiếm được từ nghề giăng lưới cũng sống tốt, nhưng khi lên bờ khô máy chèo, thì cháy túi. Sống nghề “bà cậu” chẳng ai giàu có đâu chú em! Ở xóm này, dòng họ tôi sống bằng nghề giăng lưới cá bông lau rất nhiều …”.
Còn ông hai Toàn, một người đánh bắt cá “cự phách” trên sông Hậu nói: “Nguồn cá bây giờ cạn kiệt hơn trước, nên bà con ai nấy cũng chọn thêm cho mình một cái nghề để ổn định cuộc sống. Riêng Hai Toàn đã “cự tuyệt” với nghề hạ bạc đã hơn 5 năm, bởi chẳng dư dả gì”.
Anh, em hai Toàn thâu đêm trên sông, với hy vọng sẽ "săn" được nhiều cá bông lau.
Hiện nay, cá bông lau từ hạ nguồn đổ về, nên ngư dân tranh thủ giăng lưới bắt cá vào ban ngày.
Những con cá bông lau to còn tươi rói được bạn hàng cân lại, bán lẻ nguyên con, với giá dao động 200.000 - 220.000 đồng/kg, còn cắt bán khúc có giá từ 250.000 - 280.000 đồng/kg.
Ngoài dính cá bông lau, ngư dân còn thường xuyên bắt được cá hô, cá sửu, nặng từ 5 - 10kg.
LƯU MỸ
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.