Nguồn tin: Báo Bạc Liêu, 25/04/2016
Ngày cập nhật:
28/4/2016
Có thể nói, với tình trạng nuôi tôm kém hiệu quả, nợ nần, nông dân phải bỏ đất trống đã trở thành nỗi trăn trở của nhiều người. Bởi mô hình nuôi tôm hiện nay đã xếp vào nhóm rủi ro cao, kém bền vững và đẩy nhiều nông dân vào cảnh khốn khó.
* Giới thiệu sản phẩm Artemia của HTX Artemia Vĩnh Châu - Bạc Liêu.
* Nông dân xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình) cải tạo lại vuông nuôi Artemia phục vụ cho sản xuất muối. Ảnh: Tú Anh
Mô hình cứu cánh
Trước thực trạng nghề nuôi tôm kém hiệu quả, nhiều nông dân đã không còn tha thiết với con tôm. Người thì lỗ vốn phải cầm cố đất đai, còn không thì “treo ao” vì không có vốn tái đầu tư cho sản xuất...
Để kịp thời hỗ trợ nông dân, giải quyết tốt bài toán bỏ đất trống và đảm bảo cho người nông dân tạo được thu nhập nuôi sống gia đình, Chủ tịch UBND tỉnh - Dương Thành Trung đã ban hành kế hoạch nuôi Artemia giai đoạn 2016 - 2020, và đây được coi là hướng đi mới cho nông dân Bạc Liêu.
Thật ra nuôi Artemia không phải là mô hình mới mà đã được một số nông dân Bạc Liêu áp dụng từ năm 2000. Song, diện tích này không phát triển, vì nông dân cứ thích chạy theo lợi nhuận của con tôm và xem việc nuôi Artemia là mô hình “lượm bạc cắt”. Trên thực tế, mô hình nuôi Artemia đã là cứu cánh cho nhiều hộ nuôi tôm bị thất bại và phát huy có hiệu quả các lợi thế vốn có, nhất là các cánh đồng sản xuất muối. Ông Sơn Kim Hùng (ngụ ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) được coi là một trong những người tiên phong áp dụng mô hình này từ những năm 2000 cho biết: “Nuôi tôm tuy cho lợi nhuận cao hơn rất nhiều lần so với nuôi Artemia, nhưng lại không chắc chắn, rủi ro cao. Còn nuôi Artemia thì ăn chắc, vì chi phí đầu tư thấp và đầu ra sản phẩm luôn được bao tiêu, đảm bảo sản xuất có lãi. Gia đình tôi cũng đã từng thất bại vì nuôi tôm và đã chuyển sang nuôi Artemia”.
Theo tính toán của ông Sơn Kim Hùng, trung bình 1ha nuôi tôm công nghiệp, nông dân đầu tư khoảng 600 triệu đồng từ khâu cải tạo, xử lý, con giống, thuốc, thức ăn... và phải mất khoảng 6 tháng mới cho thu hoạch. Riêng mô hình nuôi Artemia, chi phí đầu tư khoảng 40 triệu đồng, nhưng nông dân có thể tái sử dụng lại nguồn nước phục vụ cho sản xuất muối mà không cần đầu tư gì thêm. Riêng các hộ có ruộng muối sẵn, chỉ cần bơm nước vào thì chi phí đầu tư cho sản xuất muối chỉ còn khoảng 10 triệu đồng/ha.
Bởi thời gian nuôi Artemia chỉ bắt đầu từ tháng 12 cho đến tháng 4 của năm sau. Sau đó, nông dân đưa nước đã nuôi Artemia vào ao lắng đợi cho qua mùa mưa thì bơm nước vào vuông sản xuất muối. Nếu lấy nước biển vào sân phơi như lâu nay, nông dân phải mất từ 25 - 30 ngày mới có muối để cào, còn khi sử dụng nước nuôi Artemia vào sản xuất muối thì chỉ cần 5 - 7 ngày là có muối cào, do độ mặn của nước nuôi Artemia cao hơn gấp đôi nước được lấy vào từ biển.
Với mô hình nuôi Artemia, mỗi năm gia đình ông Kim Hùng thu lãi khoảng 80 triệu đồng/ha, cộng với sản xuất muối mỗi héc-ta cho 20 triệu đồng tiền lãi thì cũng kiếm được hơn 100 triệu đồng/ha. Theo kế hoạch, năm 2017 gia đình ông sẽ phát triển mô hình lên 7ha, thay vì 3ha như hiện nay. Không chỉ có gia đình ông Sơn Kim Hùng, mà nhiều hộ khác ở hai xã Vĩnh Thịnh và Vĩnh Hậu (huyện Hòa Bình) cũng đang áp dụng mô hình này và hiệu quả mang lại rất cao.
Nông dân chỉ ra đất
So với các địa phương khác, Bạc Liêu có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển mô hình nuôi Artemia, vì ngoài yếu tố thiên nhiên ưu đãi, chất lượng trứng Artemia của Bạc Liêu xếp vào tốp 1 của thế giới. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, nên trứng Artemia ngoài cung cấp cho thị trường nuôi trồng thủy sản trong nước như làm thức ăn cho tôm giống, cua giống, cá cảnh... còn xuất sang các nước châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ... So với trứng Artemia của Mỹ, hàm lượng dinh dưỡng của trứng Artemia Bạc Liêu - Vĩnh Châu cao hơn, do Mỹ khai thác theo mùa và chủ yếu là khai thác từ tự nhiên.
Thế mạnh là vậy, nhưng với diện tích sản xuất trứng Artemia toàn tỉnh hiện nay chưa đến 200ha, sản lượng tạo ra thấp và không đủ cung ứng cho thị trường. Do vậy, việc phát triển mô hình này với diện tích 500ha vào năm 2020, không chỉ dừng ở giải pháp khắc phục tình trạng bỏ đất trống, mà còn là định hướng chiến lược cho Bạc Liêu phát huy thế mạnh và tạo nên một sản phẩm chất lượng trong chuỗi cung ứng hàng hóa cho thị trường thế giới. Qua đó, giới thiệu thêm về hình ảnh và các thế mạnh đặc thù khác của Bạc Liêu.
Ông Cao Thành Văn, Chủ tịch HĐQT HTX Artemia Vĩnh Châu - Bạc Liêu, cho biết: “Cả nước hiện nay chỉ có khu vực Bạc Liêu và Vĩnh Châu (Sóc Trăng) là nuôi Artemia, nên chúng ta có rất nhiều lợi thế về thị trường, sản phẩm và cả thương hiệu. Để khuyến khích phát triển mô hình, nông dân chỉ cần ra đất sản xuất, còn lại chi phí đầu tư về con giống, kỹ thuật, thức ăn... HTX sẽ cung cấp và bao tiêu toàn bộ. So với con tôm, thì việc nuôi Artemia nông dân sẽ an tâm và đảm bảo sản xuất có lãi. Chỉ cần thả giống và 20 ngày sau là Artemia đẻ trứng cho thu hoạch. Rồi trứng Artemia sẽ nở ra con mới và cứ thế dòng đời của Artemia sẽ phát triển cho đến hết vụ mùa”.
Với giá trứng luôn ổn định hơn 1 triệu đồng/kg (trứng tươi) và 5 triệu đồng/kg (trứng khô), kế hoạch phát triển nuôi Artemia lên 500ha và năng suất 100 kg/ha vào năm 2020, sẽ mang về cho người nông dân lợi nhuận không nhỏ. Đây cũng là mô hình giải quyết việc làm, cho thu nhập trực tiếp khoảng 1.500 lao động. Tuy nhiên, để phát triển mô hình này, cùng với đầu tư hơn 17 tỷ đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, tập huấn, mô hình trình diễn... các ngành và địa phương cần phát huy vai trò của doanh nghiệp và nông dân trong xây dựng các mô hình liên kết sản xuất như: các tổ hợp tác, hợp tác xã...
Bởi đây không chỉ là điều kiện cần trong việc tập trung diện tích sản xuất ít, kém hiệu quả từ các hộ nuôi tôm nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, nhằm tạo thuận lợi trong chuyển giao, đầu tư hạ tầng, vận hành thủy lợi... Đồng thời, đây còn là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và hướng đến xây dựng thương hiệu cho Artemia Bạc Liêu.
LƯ DŨNG
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.