Nguồn tin: Đại Đoàn Kết, 20/05/2016
Ngày cập nhật:
22/5/2016
Những ngày qua giá cá tra vẫn trồi sụt khiến cho nông dân nuôi cá không khỏi thắc thỏm. Nhiều ao nuôi đã “treo” ao. Theo nhận định của Hiệp hội Cá tra Việt Nam, hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long khiến cho ngành cá tra phải đối diện với “3 giảm”: giảm diện tích, năng suất và giá thành.
Ngành cá tra vẫn gặp khó.
Cần ổn định vùng nuôi
Những ngày đầu tháng 5, nông dân nuôi cá tra hồ hởi khi giá cá tra tăng nhẹ từ 1.000 đồng đến 1.500 đồng/kg đạt mức 22.500 đồng/kg. Với mức giá này, nông dân lãi từ 500 đồng – 1.000 đồng/kg. Tuy nhiên niềm vui chưa được bao lâu khoảng 1 tuần nay, giá cá tra lại giảm xuống còn 21.500 đồng/kg.
Lý giải cho việc giá cả trồi sụt nhanh chóng trong đầu tháng 5 này, nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân có thể do nguồn cá tra nguyên liệu của các doanh nghiệp nuôi chưa đến kỳ thu hoạch, nên doanh nghiệp tập trung mua nguyên liệu bên ngoài của dân nên đẩy giá cá tra nhích lên. Hiện nay các doanh nghiệp đã bắt đầu thu hoạch ở vùng nuôi của chính họ nên giá cá tra lại giảm xuống.
Mặc dù vậy, việc giá cá tra có tăng lên chút đỉnh cũng khiến cho người dân vui mừng. Ông Hai Trường nuôi cá tra lồng bè trên Sông Hậu chia sẻ: Giá cá tra tăng nhẹ như hiện nay khiến cho người nuôi cá chúng tôi cũng nhẹ được phần nào. Tôi còn ngóng được thông tin là các nhà máy hiện đang thiếu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu, đây là thông tin vui đối với người dân nuôi cá...
Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, năm 2015, diện tích thu hoạch cá tra khoảng 3.600ha, sản lượng trên 1 triệu tấn (giảm 2% so với cùng kỳ năm 2014) với năng suất trung bình đạt 285 tấn/ha (so với năm 2014 là 279 tấn/ha). Kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2015 đạt trên 1,5 tỷ USD, giảm 11,5%. Thị trường xuất khẩu cá tra trong năm 2015, nhiều biến động dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu.
Theo nhận định của Hiệp hội Cá tra Việt Nam, tại ĐBSCL các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã chủ động tạo vùng nuôi chiếm đến 80% nguồn cá nguyên liệu, phần nuôi của nông dân chỉ còn cung cấp khoảng 20% nguyên liệu.
Ông Lê Chí Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang (AFA) nhận định: Diện tích nuôi cá nguyên liệu của các doanh nghiệp hiện nay đã hình thành ổn định. Theo đó, các doanh nghiệp chế biến đã tự lập vùng nuôi để cung cấp 80% nguyên liệu, phần còn lại do người dân cung cấp. Người nuôi cá hiện nay cũng đã ý thức được mức độ rủi ro nên liên kết khá chặt với cá nhà máy để bán cá. Cũng theo ông Lê Chí Bình, sau thời gian cầm cự, hiện nay nông dân nuôi cá rất khó tái đầu tư mở rộng vùng nuôi, chủ yếu sản xuất cầm cự để chờ thời.
Nỗ lực cứu ngành cá tra
Theo ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Hùng Vương: điều đáng lo ngại là nuôi cá tra bây giờ rủi ro cao, lãi suất thấp hơn tiền gửi tiết kiệm ngân hàng nên ít người đầu tư.
Thời gian qua chương trình thanh tra Farmbill của Bộ Nông nghiệp Mỹ về năng lực kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm của doanh nghiệp, đơn vị công và tư liên quan đến chất lượng và các thủ tục văn bản pháp luật nhà nước, vấn đề sản xuất và tiêu thụ cá tra cũng khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều lúng túng.
Trước những rào cản của các thị trường, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc người nuôi và doanh nghiệp phải tuân thủ “luật chơi”, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong nghề nuôi cá tra, để đáp ứng yêu cầu các thị trường.
Theo Hiệp Hội Cá tra Việt Nam, giai đoạn 2016 – 2019, ngành sẽ tập trung thúc đẩy cải thiện chất lượng ngành cá. Trọng tâm là tập trung vào việc cải thiện chất lượng con giống, chất lượng cá tra nguyên liệu ở khâu nuôi gắn liền với việc cải thiện chất lượng môi trường để hoạt động cải thiện ngành hàng mang tính bền vững. Phát triển thị trường tiêu thụ bao gồm thị trường trong và ngoài nước thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại. Đặc biệt, chú trọng xây dựng thương hiệu thông qua việc cải thiện hệ thống sản xuất và chất lượng sản phẩm hình ảnh cá tra Việt Nam đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Hiệp hội Cá tra Việt Nam cũng đã hoàn tất website về thông tin thương mại cá tra và bản đồ vùng nuôi cá tra. Đây là những cơ sở nền tảng để từng bước hiện đại hóa thương mại cá tra và minh bạch chất lượng vùng nguyên liệu cá tra.
Quốc Trung
- Kỹ thuật nuôi tôm, nuôi cá, phòng trị bệnh tôm, cá và các loại thủy sản khác
Các tin mới
Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154
Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006 | 2005
Bệnh phân trắng không làm tôm chết nhanh và chết hàng loạt như bệnh đốm trắng hay bệnh gan tụy cấp, nhưng nếu không khống chế sẽ gây ra những thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm...
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.