• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm giàu từ trồng hoa lan mokara

Nguồn tin: Khuyến Nông TPHCM, 21/03/2016
Ngày cập nhật: 22/3/2016

Đến xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh hỏi bà Bảy “hoa lan” dường như ai cũng biết. Ngoài việc làm giàu cho bản thân và gia đình, với nghề trồng hoa phong lan, người phụ nữ hơn 60 tuổi này còn giúp đỡ nhiều người nghèo có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Đến nhà bà Nguyễn Thị Bảy ở ấp 3, xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, mọi người như lạc vào rừng hoa với những sắc đỏ, vàng, trắng, tím... Ngôi biệt thự rộng hơn 300m2 với kiến trúc và tiện nghi hiện đại cùng số vốn hàng tỷ đồng là thành quả của 15 năm gắn bó với nghề trồng hoa phong lan của người phụ nữ hơn 60 tuổi này.

Trước khi trồng lan bà chăn nuôi trăn, heo, cá sấu, nhím, bò sữa, hưởng ứng chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của thành phố bà đã chuyển sang trồng hoa la, ban đầu với 500 gốc hoa lan mokara. Để có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng, bà tích cực tham gia những lớp tập huấn, tham quan do huyện Củ Chi tổ chức, đồng thời học hỏi những anh chị trồng lan đi trước và với kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, từ đó bà đã thành công trên 500 gốc lan. Có kinh nghiệm trong sản xuất, bà tiếp tục mạnh dạn trồng thêm 6.000 gốc lan tại vườn nhà mình. Bà cũng mạnh dạn mở rộng vườn lan của mình bằng cách cắt đọt 6.000 gốc lan của mình để nhân giống. Đến nay, trong vườn bà đã có khoảng 30.000 gốc lan lớn nhỏ với diện tích 6.000m2.

Hiện 30.000 gốc lan bà chia làm ba nhóm, một nhóm 12.000 gốc chủ lực trưởng thành đang thu hoạch; 10.000 cây trung kế thừa và 8.000 cây con. Hàng tháng bà có thu nhập từ bán hoa lan khoảng 30.000.000đ; riêng cây con mỗi năm, bán khoảng 10.000 cây, mỗi cây khoảng 20.000 – 30.000đ, cây lớn có bông mỗi năm khoảng 2.000 cây với giá 150.000đ/1 cây.

Bà Bảy chia sẻ: “Khi bắt tay vào trồng hoa lan mới thấy được những khó khăn của nghề này. Trồng phong lan cần nhiều vốn và đòi hỏi kỹ thuật cao, mà gia đình lúc đó lại rất khó khăn”. Để có được thành công như ngày hôm nay, ít ai biết rằng, với nghề trồng phong lan, gia đình bà đã trải qua không ít thăng trầm, có lúc đã rơi vào cảnh nợ nần đến cả tỷ đồng. Tuy nhiên, với ý chí của người phụ nữ vùng đất “thép” Củ Chi anh hùng, bà Bảy đã không bỏ cuộc, mà quyết tâm bám trụ với nghề, vừa làm, vừa học hỏi để tạo ra những giống phong lan quý, phù hợp với điều kiện thời tiết và đất đai nơi đây. Tại thời điểm đó, dù sản xuất lúa nước ở huyện Củ Chi kém hiệu quả, nhưng không mấy người dám chuyển đổi sang trồng các loại cây khác. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường thành phố, bà Bảy đã vay vốn của người thân và Ngân hàng để làm nhà lưới và đầu tư mua các giống hoa phong lan từ Thái Lan và Đà Lạt về trồng. Hiện nay, trên diện tích gần 1 ha, bà Bảy đã trồng hơn 30.000 gốc phong lan. Năm qua, gia đình bà đã có thu nhập hơn 500 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Bảy cho biết: “Cây Mokara cắt cành như thế này vừa bán được bông vừa ghép cây vào chậu tết rất đẹp. Ngoài ra, tôi cũng bán được nhiều cây giống nên hiệu quả kinh tế cao”. Bằng ý chí tự học hỏi, bà Nguyễn Thị Bảy đã nhân giống thành công các loại phong lan Mokara và Denbrodium cắt cành cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Bà cũng là người đi đầu trong việc áp dụng kỹ thuật tưới tự động cho cây phong lan.

Với tinh thần tương thân tương ái, bà “Bảy hoa lan” còn giúp đỡ nhiều hộ khác về vốn và hướng dẫn cho bà con trong xã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Làm nhà lưới, chọn giống, bón phân và cách chăm sóc hoa phong lan.

Sự thành công của bà Bảy trở thành động lực để hơn 30 hộ dân ở xã Tân Thạnh Tây mạnh dạn đầu tư trồng phong lan với quy mô từ vài trăm mét vuông đến 2 - 3 ha. Với giá cả như hiện nay, người trồng phong lan ở địa phương này có lãi từ 100 đến 200 triệu đồng/sào trong 1 năm.

Những đóng góp của bà Nguyễn Thị Bảy cho quê hương đã được UBND thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận và tôn vinh với danh hiệu “Nông dân điển hình tiên tiến” 5 năm liền (2005 – 2010).

V.T

Các tin mới:

31/12/2016
30/12/2016
30/12/2016
29/12/2016
29/12/2016
28/12/2016
27/12/2016
27/12/2016
24/12/2016

 

Các tin năm 2016: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34

Các tin năm 2015 | 2014 | 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang