Nguồn tin: Báo An Giang, 10/08/2017
Ngày cập nhật:
11/8/2017
Chỉ hơn 2 năm, chị Lê Thị Thu Liễu, ấp Trung Bình Tiến, xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn, An Giang) đã gầy dựng đàn dê trên 30 con, vươn lên thoát nghèo, lo cho con ăn học.
Với số tiền 25 triệu đồng do UBMTTQVN xã Vĩnh Trạch cho mượn, chị Liễu mua 5 con dê, tận dụng cây tạp làm chuồng. Hàng ngày, chị rảo các bờ kênh, khu vườn tạp có nhiều cỏ, thu hoạch về một lượng thức ăn cho dê từ 1 đến 2 ngày. Thỉnh thoảng chị tìm thêm lá cây so đũa để “tẩm bổ” cho đàn dê, sau 6 tháng nuôi, bình quân mỗi con đạt trọng lượng 30 kg. Chị bán lứa đầu được 15 triệu đồng, trong 1 năm lợi nhuận thu được trên 30 triệu đồng. Sau 12 tháng, chị Liễu hoàn vốn cho mượn và duy trì đàn dê trên 20 con, nay đàn dê của chị đã tăng lên 30 con. Nhờ đó, chị đã thoát nghèo, cuộc sống gia đình khấm khá và lo cho con học hành đàng hoàng.
Thăm chuồng nuôi dê nhà chị Liễu
Chủ tịch UBMTTQVN xã Vĩnh Trạch Huỳnh Công Tấn cho biết: “Thông qua chủ trương của địa phương, sự giúp đỡ của các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm, lúc đầu xã vận động được 50 triệu đồng, hỗ trợ cho 2 hộ nghèo mượn vốn nuôi dê. Qua vận động, có thêm 3 hộ nghèo được cho mượn, mỗi người mua 4 con dê (giá 20.000.000 đồng) và chi phí làm chuồng. Riêng hộ chị Liễu mua 5 con, tự tìm cây và tận dụng cây tạp xây cất chuồng. Nay chị Liễu thoát nghèo, có 1-2 hộ qua ngưỡng cận nghèo, làm ăn phất lên. Trong 4 người được mượn tiền nuôi dê, đang sở hữu từ 5 đến 20 con sau khi đã bán vài lứa. Từ mượn tiền nuôi dê, nuôi bò, mua bán nhỏ, các hộ nghèo, hộ cận nghèo đã vươn lên…”.
Nói về hoàn cảnh gia đình và nghề nuôi dê đang khấm khá, chị Liễu bộc bạch: “Không nghề nghiệp, không ruộng rẫy, chồng lại “làm bạn” với rượu, bia. Can ngăn không hiệu quả, tôi tự giải phóng mình, lo cho 2 đứa con”. Chị Liễu chia sẻ: “Dê là loài ăn tạp, gần như mọi lá cây, cỏ, chuối và tất cả các loại phụ phẩm nông nghiệp đều là thực phẩm. Dê con nuôi dưỡng tốt sau 8-9 tháng sẽ bắt đầu sinh sản. Trung bình mỗi năm dê đẻ từ 2-3 lứa, mỗi lứa từ 2-3 con, nuôi đến sinh sản có thể đạt 50-60kg/con”. Nhận thấy hiệu quả thực tế từ mô hình trên, hàng trăm hộ chăn nuôi khác cùng đăng ký làm theo. UBMTTQVN xã Vĩnh Trạch tiếp tục vận động để phát động các mô hình làm ăn hiệu quả khác. Thời gian tới, xã sẽ phối hợp ban, ngành tìm cách làm hay để nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần nâng chất xã nông thôn mới, hạ tỷ lệ và tiến tới xóa hộ nghèo, hộ cận nghèo ở địa bàn.
Phó Chủ tịch UBMTTQVN huyện Thoại Sơn Đặng Văn Tổng cho biết: “Qua mô hình “Nuôi dê sinh sản và lấy thịt”, có 2 hộ nghèo đã qua ngưỡng cận nghèo. Đặc biệt, trường hợp xóa nghèo như chị Liễu là một tấm gương cần nhân rộng. Việc UBMTTQVN xã Vĩnh Trạch phối hợp ban, ngành, đoàn thể tìm cách làm ăn, làm việc tốt giúp hộ nghèo là mô hình cần duy trì và phổ biến”.
NGUYỄN RẠNG
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.