Nguồn tin: Khoa học phổ thông, 11/08/2017
Ngày cập nhật:
14/8/2017
Ảnh: Anh Nguyễn Trung Lập bên máy vắt sữa bò.
Nghề nuôi bò sữa đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân ở 20 xã, thị trấn của huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Tại đây, ngày càng nhiều trang trại bò sữa được hình thành, với qui mô từ 30 đến hơn 200 con. Đây là nguồn cung cấp sữa bò chủ yếu cho các công ty sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam như Vinamilk, Dutch Lady...
Nằm trong chương trình phổ biến các ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất nông nghiệp, vừa qua Sở KH&CN TP.HCM đã tổ chức chuyến đi thực tế về xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi (TP.HCM). Tại đây, đoàn đã tìm hiểu về máy vắt sữa bò, cùng một số các quy trình tiến bộ ứng dụng vào việc chăn nuôi bò sữa.
Tại hộ anh Nguyễn Trung Lập (tổ 6, ấp 5), đoàn đã được giới thiệu về giải pháp cải tiến lắp đặt máy nhịp tim cho máy vắt sữa bò. Theo đó, do nhịp tim của bò sữa là yếu tố quan trọng điều tiết quá trình hút sữa nên việc theo dõi chính xác được nhịp tim để từ đó loại bỏ được sữa không đạt chất lượng, lựa chọn được sữa chất lượng tốt, ổn định là quá trình rất quan trọng.
Theo anh Lập, máy vắt sữa thường dễ bị hư hỏng, nhất là nhịp tim của máy. Nhịp tim máy vắt sữa có kết cấu hơi phức tạp, hỏng một chi tiết nhỏ cũng làm việc vắt sữa không thực hiện được. Nguyên nhân chủ yếu là nhịp tim máy được gắn trên nắp đậy bình chứa sữa, ở vị trí ấy, máy đo nhịp tim dễ bị hư hỏng, việc vệ sinh máy cũng không dễ dàng. Mặc khác, trong quá trình vắt sữa, các phân tử dạng hơi sương li ti bay trong bình chứa, theo đường hút chân không sẽ bám vào bên trong các chi tiết của nhịp tim tạo môi trường tốt cho vi khuẩn có hại phát triển hoặc các loài kiến nhỏ chui vào nhịp tim gây cản trở khiến thao tác nhịp tim khó khăn hoặc cắn ron làm hỏng và giảm tuổi thọ nhịp tim, từ đó phát sinh ra chi phí bảo trì lớn.
Từ đây, anh Lập đã gắn thêm một bình hơi phụ để đem nhịp tim rời xa vị trí bình chứa sữa để sữa không thể rơi vào mặt ngoài của nhịp tim. Hơi sương của sữa muốn tới nhịp tim sẽ đi qua bình hơi phụ và anh đã thiết kế ống hơi chân không dẫn từ bình chứa sữa tới bình hơi phụ và chiều cao, khoảng cách đủ xa để các phân tử li ti dạng không khí khi bay vào bình hơi phụ sẽ rơi xuống đáy bình. Ở dưới đáy bình hơi phụ có van xả để khi vệ sinh sau khi vắt sữa, hơi lắng đọng trong bình hơi phụ sẽ dễ dàng thoát ra ngoài.
Hiệu quả kinh tế có thế thấy được là chất lượng sữa được vắt ra đã cải thiện tốt hơn, giảm thiểu tối đa việc nhiễm vi sinh từ đó giá thành bán sữa tại cơ sở của anh luôn giữ được mức giá ổn định. Việc thao tác vệ sinh cũng dễ dàng hơn, không mất nhiều thời gian để làm sạch như trước đây. Việc bảo trì, thay thế nhịp tim cũng được thực hiện rất thuận lợi, dễ dàng. Điều đặc biệt, giá thành và vật liệu tự thiết kế là nguyên vật liệu rẻ tiền, dễ làm với chi phí cải tiến chỉ khoảng 150.000 đồng.
Cải tiến này của Lập đã được đánh giá cao khi được trao tặng giải nhì tại hội thi Kiến thức và sáng tạo nhà nông TP.HCM năm 2015 và được giới thiệu tại Hội nghị nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của Hội nông dân Việt Nam năm 2016.
Bên cạnh đó, anh Lập còn là tác giả của một loạt các sáng chế, cải tiến thiết thực, hiệu quả khác như: hệ thống tắm bò sữa tự động và làm mát không gian sống cho chuồng trại; máy kéo cỏ từ động cơ Honda; cải tiến máy cày để gom phân bò; dao gọt móng bò cải tiến v.v...
Tuyết Mai
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.