Nguồn tin: Báo Bạc Liêu, 28/08/2017
Ngày cập nhật:
30/8/2017
Gần đây, gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) chết hàng loạt. Ngành chức năng đã tiến hành lấy mẫu gửi Trung tâm Thú y Vùng 7 xét nghiệm và kết quả là gia cầm dương tính với dịch cúm A H5N1, bệnh lở mồm long móng trên heo. Ngành chức năng và chính quyền địa phương đã phối hợp triển khai các giải pháp phòng chống, không để dịch bệnh lây lan.
Tiêm vắc-xin cho đàn gia cầm nuôi mới ở huyện Hồng Dân.
Phun thuốc sát trùng chuồng trại chăn nuôi heo ở huyện Hồng Dân. Ảnh: M.Đ
Ngày 14/8/2017, hộ ông Chung Bá Dễ (ấp Ninh Lợi, xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân) có 335 con gà chết rải rác. Đơn vị chức năng lấy mẫu gửi xét nghiệm. Ngày 23/8/2017, kết quả xét nghiệm của Thú y Vùng 7 kết luận đàn gia cầm của hộ ông Dễ dương tính với vi-rút cúm gia cầm (cúm A H5N1). Ngay sau đó, Chi cục chăn nuôi và thú y (CN&TY)tỉnh tiến hành tiêu hủy 1.876 con gà của ông Dễ.
Còn đàn gà của ông Nguyễn Văn Bàu (ấp Ninh Phước, xã Ninh Quới A) gồm hơn 7.000 con gà, và đã chết khoảng 2.500 con. Qua theo dõi và điều trị, số gà còn lại của ông Bàu phát triển bình thường.
Không chỉ gia cầm, mà gia súc cũng bị bệnh chết hàng loạt. Đơn cử như hộ ông Võ Chí Linh (ấp Ninh Thành, xã Ninh Quới A) có 56/68 con heo chết do bệnh lở mồm, long móng. Sau khi khoanh vùng dập dịch, đến nay không phát sinh thêm heo bệnh.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chi cục phó Chi cục CN&TY tỉnh, cho biết: “Chi cục CN&TY đã chỉ đạo Trạm CN&TY huyện tăng cường các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và đàn heo. Theo đó thống kê và nắm lại tổng đàn gia súc, gia cầm; tiêm phòng các đàn gia súc, gia cầm chưa tiêm phòng và ở các vùng lân cận ổ dịch; giám sát chặt chẽ ổ bệnh và khoanh vùng khống chế, không để dịch bệnh lây lan. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Vận động các hộ chăn nuôi khi nuôi mới gia súc, gia cầm cần khai báo với chính quyền địa phương, mạng lưới thú y để được cấp sổ theo dõi và tiêm phòng. Tổ chức tiêu độc sát trùng môi trường chăn nuôi, nhất là các ổ dịch cũ, nơi có nguy cơ xảy ra dịch. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm dịch, mua bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm”.
Để việc phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đạt hiệu quả, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thú y, chính quyền địa phương và người chăn nuôi. Đặc biệt là hộ chăn nuôi cần khai báo với các cơ quan chức năng khi có gia cầm bị bệnh, không bán chạy gia súc, gia cầm mắc bệnh. Cần thành lập các tổ tiêu độc, khử trùng đối với các gia trại chăn nuôi lớn; cấp phát thuốc sát trùng, hướng dẫn hộ chăn nuôi cách phun xịt. Tăng cường công tác kiểm tra việc vận chuyển, mua bán, giết mổ gia cầm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phát tán gia súc, gia cầm bị bệnh.
Minh Đạt
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.