Nguồn tin: Báo Bình Phước, 31/08/2017
Ngày cập nhật:
5/9/2017
Nhiều năm qua, nuôi dê đã thực sự mang lại nguồn lợi khá lớn cho người nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước và sản lượng đàn dê không ngừng tăng. Nuôi dê mang lại đa lợi ích như góp phần giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nông dân, tận dụng được các nguồn phụ phẩm từ cây trồng và hằng năm cung cấp lượng phân bón hữu cơ lớn, làm tăng độ phì nhiêu cho đất, từ đó tăng năng suất cây trồng.
Tìm hiểu hộ nuôi dê ở các huyện Lộc Ninh, Đồng Phú, Hớn Quản, chúng tôi đều biết các hộ nuôi dê rất thuận lợi, lại cho hiệu quả kinh tế khá cao và tranh thủ được tối đa thời gian nông nhàn. Trung bình các hộ nuôi từ 5-20 dê nái, rải rác có một số trang trại quy mô đàn trên 20 con nái.
Các hộ Nguyễn Hồng Hiển, Trịnh Đình Chương, Lê Văn Thành (cùng ngụ ấp Thanh Sơn, xã Thanh An, huyện Hớn Quản) cho biết, nhiều nông hộ nuôi dê ở đây thường duy trì từ 5-20 dê nái mà không đầu tư tăng đàn. Bởi đa số hộ gắn với trồng tiêu nên quy mô này phù hợp phân bổ hợp lý thời gian chăm sóc cây trồng và đàn dê; đồng thời chủ động nguồn thức ăn nhờ tận dụng các phế phẩm trong vườn. Nếu nâng đàn sẽ gặp trở ngại về thức ăn trong 6 tháng mùa khô. Ông Nguyễn Hồng Hiển có trên 15 năm nuôi dê và mua bán dê giống - dê thương phẩm cho biết, nếu chủ động được nguồn thức ăn, nhất là vào mùa khô thì nuôi dê thực sự cho hiệu quả kinh tế cao. Bởi vốn đầu tư thấp và chỉ đầu tư một lần, dê dễ nuôi, ít bị bệnh, nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng. Dự báo trong thời gian tới, đàn dê tiếp tục phát triển do thị trường đầu ra ngày một tăng. Đặc biệt đa số hộ chăn nuôi bằng thức ăn tự nhiên (cỏ, lá cây) nên chất lượng thịt dê Bình Phước rất ngon và hiện có nhiều thương lái ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định, Hà Nội... đến tận nơi thu mua.
Anh Dương Văn Thiết (ấp Chàng 2, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh) có trên 10 năm nuôi dê, mỗi năm nuôi từ 10-40 dê nái thu về khoảng 100 triệu đồng. Thuận lợi lớn nhất từ nuôi dê là ít bệnh, dễ quản lý, ăn nhiều loại thức ăn, sản phẩm dễ tiêu thụ, giá bán cao... Tuy nhiên, trở ngại lớn hiện nay là chất lượng con giống chưa cao do chủ yếu nuôi dê địa phương và dê Bách Thảo nên chưa phát huy được ưu thế về sản lượng thịt sản xuất hằng năm. Nguồn thức ăn tuy phong phú nhưng về mùa khô thường giảm đàn do nhiều nông dân chưa tiếp cận được khoa học - kỹ thuật về chế biến và dự trữ thức ăn cho dê.
Xuân Trường
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.