Nguồn tin: Báo Đắk Nông, 12/09/2017
Ngày cập nhật:
14/9/2017
Đề án phát triển nhanh đàn bò thịt chất lượng cao triển khai trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thời gian qua đã đưa lại những hiệu quả rõ rệt. Không chỉ từng bước cải tạo giống bò vàng địa phương mà chất lượng thịt, giá trị kinh tế đưa lại cho người chăn nuôi cũng cao hơn nhiều so với trước đây.
Giống bò lai siêu thịt Drough Master 20 tháng tuổi có trọng lượng bình quân cao hơn 90 kg so với giống bò Brahman đang các địa phương được lai tạo hiện nay. Ảnh tư liệu
Tổng đàn bò của tỉnh hiện có 28.467 con, tăng 38,04% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, số con xuất chuồng là 2.718 con, sản lượng thịt đạt 772 tấn. Nguyên nhân tăng là do Đề án phát triển nhanh đàn bò thịt chất lượng cao trên địa bàn tỉnh ngày càng phát huy hiệu quả. Cụ thể, đến nay, các địa phương đã phối giống trực tiếp để phát triển được 17.649 con bê lai F1, bê lai F2 được 906 con.
Từ thành công bước đầu của đề án, UBND tỉnh hiện chỉ đạo các địa phương chú trọng phát triển các giống bò lai cao sản để tiếp tục nâng cao giá trị chăn nuôi. Theo Đề án phát triển nhanh đàn bò thịt chất lượng cao của UBND tỉnh thì việc cải tạo, nâng cao chất lượng giống bò thịt được triển khai làm 2 giai đoạn, đó là lai cải tiến, lai cấp tiến bằng các giống bò Brahman và tiếp theo là các giống bò siêu thịt như Drough Master, Red Angus, Limousin, Charolaise.
Được biết, sau khi triển khai đề án thực hiện thí điểm thành công ở huyện Chư Jút, hiện nay đang được mở rộng thực hiện đại trà ở các huyện, thị xã còn lại và bước đầu đưa lại những kết quả khá tích cực. Theo tính toán sơ bộ thì hiệu quả kinh tế từ thực hiện đề án này mang lại là rất lớn. Ngoài giá trị kinh tế phấn đấu đến năm 2020 mà đề án mang lại có thể đạt hơn 1.000 tỷ đồng thì việc tạo ra các thế hệ bò giống bảo đảm giống phẩm cấp cao còn để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Sinh học nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) tổ chức hội thảo khoa học “Trao đổi giải pháp phát triển đàn bò tỉnh Đắk Nông”. Tại hội thảo, các nhà khoa học đều khẳng định, việc phát triển chăn nuôi ngành bò thịt theo hướng cải tạo, lai cấp tiến, hướng tới phát triển các giống bò lai siêu thịt là hướng đi rất đúng đắn, phù hợp, cũng như phát huy được thế mạnh của tỉnh.
Các nhà chuyên môn đã thảo luận, tìm biện pháp nhằm phát triển đàn bò tại tỉnh. Một số giải pháp được đề xuất như: Tiến hành cải tạo đàn bò địa phương bằng cách chọn lọc, thải loại những giống bò kém chất lượng, có kế hoạch cải tạo, nâng cao tầm vóc đàn bò nền lai Sind hiện có trên địa bàn; xây dựng các mô hình chăn nuôi bò chuyên thịt; nghiên cứu tổ chức mô hình liên kết sản xuất đàn bò thịt chất lượng cao, tìm phương án tiêu thụ sản phẩm…
Thành công của mô hình nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên vừa mới được nghiệm thu cho thấy, việc sử dụng công thức lai các giống cao sản như Drought Master, Limuosine, Red Angus… bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, kết quả các con lai đều có khối lượng và chất lượng thịt bò cao hơn nhiều so với bò lai Sind, giống bò được nuôi phổ biến hiện nay.
Kết quả cụ thể cũng cho thấy, việc lai giữa các giống bò thịt là Drought Master, Limuosine, Red Angus với bò cái lai Sind Brahman lúc bò 20 tháng tuổi đã đạt trọng lượng từ 296-330 kg, cao hơn hẳn so với giống bò lai Sind chỉ đạt 240,4 kg. Tỷ lệ xẻ thịt đạt 49,7-53,3% so với 43,4% của giống bò lai Sind. Những kết quả thành công ban đầu, hiện nay, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã xây dựng và chuyển giao thành công tác quy trình như Quá trình lai tạo bò thịt chất lượng cao; quy trình lai tạo bò lai Zebu và quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò cao sản vào các tỉnh Tây Nguyên.
Được biết, mục tiêu UBND tỉnh trong Đề án phát triển nhanh đàn bò thịt chất lượng cao phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn bò thịt toàn tỉnh đạt khoảng 70.000 con; trong đó chăn nuôi trang trại đạt 60% (khoảng 42.000 con), tỷ lệ Brahman hóa chiếm trên 70%-80% và tỷ lệ lai các giống bò cao sản siêu thịt như Drough Master, Red Angus, Limousin, Charolaise đạt 40% (chủ yếu ở các trang trại). Về giá trị kinh tế, đến năm 2020, tổng giá trị tăng thêm khoảng hơn 1.080 tỷ đồng.
Bình Minh
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.