Nguồn tin: Báo An Giang, 14/09/2017
Ngày cập nhật:
15/9/2017
Cùng với hỗ trợ về con giống, kinh phí đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhằm nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, các hộ chăn nuôi (CN) còn được hỗ trợ công trình khí sinh học xử lý chất thải CN. Đây được xem là động lực giúp các hộ CN yên tâm tái đàn, phát triển sản xuất.
Nâng cao chất lượng con giống
Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg, ngày 4-9-2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả CN nông hộ giai đoạn 2015-2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang có dự thảo hướng dẫn thực hiện, lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương, cơ quan chuyên môn để triển khai trên địa bàn tỉnh. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Võ Thị Thanh Vân cho biết, sau khi triển khai vào thực tế, các chính sách này sẽ góp phần hỗ trợ ngành CN của tỉnh phát triển.
Đối với hỗ trợ phối giống nhân tạo, điều kiện để được hưởng hỗ trợ là những hộ CN có không quá 10 con trâu, bò sinh sản, heo nái có nhu cầu phối giống, được UBND cấp xã xác nhận trên đơn đăng ký. Các hộ phải sử dụng tinh giống trâu, bò, heo tại các cơ sở, hộ cung cấp tinh được Sở NN&PTNT chỉ định. Đối với gieo tinh nhân tạo cho heo, Sở NN&PTNT hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh nhưng không quá 80.000 đồng/liều, tối đa 2 liều tinh/lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho một heo nái/năm. Hộ CN phải sử dụng tinh của một trong các giống heo Yorkshire, Landrace, Duroc... hoặc tổ hợp lai giữa các giống heo này. Đối với gieo tinh nhân tạo cho trâu, bò, hỗ trợ 100% kinh phí vật tư phối giống nhân tạo cho các hộ CN để phối giống. Loại tinh được hỗ trợ là tinh các giống bò thuộc danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất - kinh doanh tại Việt Nam tại Thông tư số 25/2015/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, gồm: Nhóm bò Zêbu (Sind, Brahman, Sahiwal...), nhóm bò thịt chất lượng cao (Red Angus, Charolais, Hereford, Droughtmaster, Lymousine, BBB...), nhóm bò sữa (Holstein Friesian), trâu Murrah, trâu nội.
Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ hộ chăn nuôi
Bên cạnh hỗ trợ phối giống, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ 50% giá trị con giống cho các hộ mua trâu, bò, heo đực giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị để nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Đối với trâu, bò, heo, loại giống được hỗ trợ giống như phối giống nhân tạo ở trên, còn đối với gà, các giống được hỗ trợ là Tam Hoàng, Lương Phượng, Ai Cập, gà sao… còn vịt gồm các giống Super M (SM), Star (ST), M14, M15 (MT), Khaki Campbell, Triết Giang, CV2000…
Bảo vệ môi trường CN
Theo bà Võ Thị Thanh Vân, nhằm hướng đến phát triển CN gắn với bảo vệ môi trường, Sở NN&PTNT có chính sách hỗ trợ xây dựng công trình khí sinh học hoặc làm đệm lót sinh học để xử lý chất thải CN. Điều kiện để được hưởng hỗ trợ là hộ CN với quy mô thường xuyên không ít hơn 3 con trâu, bò, 5 con heo nái hoặc 10 con heo thịt, 200 con gia cầm sinh sản và tương đương. Việc xây dựng công trình khí sinh học (biogas) xử lý chất thải CN theo các mẫu công trình khí sinh học KT1, KT2, composite; sử dụng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường CN thuộc danh mục mẫu công trình khí sinh học và danh mục chế phẩm sinh học được Bộ NN&PTNT công nhận tiến bộ kỹ thuật, được phép lưu hành tại Việt Nam.
Bên cạnh hỗ trợ trực tiếp cho các hộ CN trong phối giống, ứng dụng công nghệ xử lý chất thải CN, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, tập huấn kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc (không quá 6 triệu đồng/người). Để được hưởng hỗ trợ, người tham gia các lớp đào tạo, tập huấn phải hoàn thành chương trình THCS (đối với khu vực miền núi) hoặc THPT (đối với khu vực đồng bằng), dưới 40 tuổi. Sau khi được đào tạo, tập huấn có chứng chỉ, người CN có nhu cầu mua bình chứa nitơ lỏng để vận chuyển, bảo quản tinh, sẽ được hỗ trợ đến 100% giá trị bình chứa nitơ lỏng từ 1 - 3,7 lít nhưng không quá 5 triệu đồng/bình/người cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc. Người mua phải cam kết bảo quản, sử dụng bình trong thời gian tối thiểu 5 năm trở lên.
Các hộ CN có nhu cầu hỗ trợ, liên hệ UBND cấp xã để đăng ký và xác nhận trước tháng 7 hàng năm. Các xã gửi về Phòng NN&PTNT để trình UBND cấp huyện phê duyệt vào tháng 8, sau đó gửi về Sở NN&PTNT để trình UBND tỉnh phê duyệt, triển khai thực hiện cho năm tiếp theo.
Ngô Chuẩn
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.