Nguồn tin: Khuyến nông VN, 15/09/2017
Ngày cập nhật:
19/9/2017
Bản Púng Bon, xã Pa Thơm nằm cách Trung tâm xã 3 km, có 39 hộ gia đình với 171 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Cống, cuộc sống còn rất khó khăn. Theo số liệu điều tra dân số 6 tháng đầu năm 2017 cả bản có 16 hộ nghèo chiếm 41% và 17 hộ cận nghèo chiếm 43,6%.
Bản có diện tích lúa đông xuân khoảng 3,5 ha, diện tích lúa mùa là 6 ha, lúa nương 16 ha, chỉ đủ tự cung tự cấp cho gia đình và phục vụ trong chăn nuôi. Trong phát triển chăn nuôi chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ theo phương thức truyền thống tự cung tự cấp mỗi hộ khoảng 1-2 con lợn, 10-20 con gia cầm, thủy cầm nuôi thả rông nên dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây rủi ro, thiệt hại cho bà con.
Để giúp bà con nông bản Púng Bon tiếp cận, nắm bắt và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, từng bước làm thay đổi từ phương thức chăn nuôi truyền thống chuyển sang chăn nuôi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm phát triển chăn nuôi tạo nguồn thu nhập ổn định cuộc sống góp phần xóa đói giảm nghèo, tháng 6/2017, Trung tâm Khuyến nông Điện Biên triển khai mô hình chăn nuôi ngan thịt trình diễn cấp thôn bản. Mô hình thuộc đề án “Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng dân tộc Cống tỉnh Điện Biên”.
Mô hình chăn nuôi ngan thịt được thực hiện tại xã Pa Thơm – huyện Điện Biên với quy mô 304 con với 8 hộ nông dân tham gia. Sau gần 3 tháng triển khai thực hiện, theo dõi sinh trưởng, phát triển của mô hình đã đạt được kết quả: Tỷ lệ sống đạt 94,1%; Tăng trọng bình quân đạt 2,4 kg/con; Tiêu tốn thức ăn đạt 3,5 kg thức ăn/kg tăng trọng. Mô hình đã khẳng định giống ngan sao thích nghi phù hợp với điều kiện thời tiết địa phương, khả năng chịu chống chịu bệnh tốt, năng suất cao cho chất lượng thịt khá, hợp thị hiếu tiêu dùng, được thị trường chấp nhận. Thực tế cho thấy, trọng lượng tại thời điểm tổ chức hội thảo tổng kết, trung bình 2,4 kg, với giá bán 75.000 đồng/kg (giá tại địa phương), trừ chi phí lãi đạt trên 6,6 triệu đồng/100 con, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Mô hình cũng mở ra một hướng đi chăn nuôi mới cho các hộ chăn nuôi tại địa phương khi đưa con ngan sao nuôi có áp dụng kỹ thuật vào sản xuất theo mô hình hộ gia đình.
Kết quả mô hình sau gần 3 tháng tại hộ nông dân
Ngoài ra, mô hình còn đạt hiệu quả bước đầu làm thay đổi nhận thức của bà con nông dân từ phương thức chăn nuôi truyền thống (chăn nuôi thả rông) chuyển sang phương thức chăn nuôi bán chăn thả, nhốt, có quản lý và cách ly mầm bệnh với vật nuôi để hạn chế dịch bệnh, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và hạn chế được ô nhiễm môi trường, tận dụng sức lao động nhàn rỗi và lực lượng lao động phụ trong nông hộ, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống người cho người dân./.
Đinh Thị Thu Hà - Trung tâm Khuyến nông Điện Biên
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.