Nguồn tin: Báo Phú Yên, 25/09/2017
Ngày cập nhật:
26/9/2017
Bò lai của gia đình ông Nguyễn Minh Quang (khu phố 2, thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa) cho hiệu quả kinh tế rõ rệt hơn so với bò vàng trước đây - Ảnh: Thái Hà
Với mục đích đưa Phú Yên trở thành tỉnh chăn nuôi bò thịt hàng hóa có sức cạnh tranh cao và bền vững, tạo lợi thế về sản phẩm, nâng cao hiệu quả và giá trị của chăn nuôi bò thịt, ThS Đào Lý Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất thịt của nhóm bò lai hướng thịt (Brahman, Lymousine, Drought Mater, Red Angus) trong điều kiện chăn nuôi nông hộ tỉnh Phú Yên”.
Tận dụng ưu thế
Với ưu thế của một tỉnh có đàn bò lớn, chăn nuôi bò phát triển, tỉnh Phú Yên bắt đầu thực hiện chương trình “Sind hóa” lai cải tạo đàn bò địa phương bằng các giống bò nhóm Zebu từ năm 1990. Sau hơn 25 năm thực hiện chương trình cải tạo đàn bò, đến nay, tỉ lệ đàn bò lai chiếm hơn 70% tổng đàn và là nguồn nguyên liệu quý cho việc tiếp tục lai tạo đàn bò theo hướng thịt, sữa.
Tuy nhiên, đàn bò lai Brahman sẵn có tại Phú Yên tuy có tầm vóc lớn hơn bò vàng nhưng nhìn chung tỉ lệ thịt vẫn còn thấp so với các giống bò chuyên dụng thịt trên thế giới; do đó việc cải tạo nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò bằng các giống bò chuyên dụng thịt có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh theo đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi thú y theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Từ những ưu thế sẵn có đó, nhóm tác giả đã tiếp tục tiến hành điều tra 235 hộ chăn nuôi bò cái nền lai Brahman tại 6 huyện, thành phố, sau đó tuyển chọn 300 bò cái nền lai Brahman (có lớn hơn hoặc bằng 50% máu Brahman) đạt tiêu chí về giống để chọn những bò cái nền đưa vào phối giống với 4 giống bò thịt chuyên dụng khác nhau là Red Angus, Lymousine, Drought Mater, Brahman; trong đó, giống bò Brahman được chọn làm giống đối chứng.
Sau thời gian nuôi thử nghiệm, nhóm tác giả đã đánh giá nhóm bò lai chuyên dụng thịt này phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ tỉnh Phú Yên, bò tăng trưởng tốt; lúc 24 tháng tuổi, khối lượng bò lai chuyên dụng thịt cao hơn bò đối chứng, cụ thể: Red Angus 645,8kg, Lymousine 615,7kg, Drought Mater 489,3kg, trong khi đó bò Brahman chỉ 467,4kg; cảm nhiễm với bệnh tật và ký sinh trùng các nhóm bò lai chuyên dụng thịt ở mức độ nhẹ, khả năng đề kháng bệnh tốt; tỉ lệ thịt xẻ con lai F1 bò Red Angus là 55,3%, Lymousin là 55,17%, Drought Mater là 54,81%, Brahman là 52,75%...
Tăng sức cạnh tranh
Theo ông Đào Lý Nhĩ, các nhóm bò lai chuyên dụng thịt (Red Angus, Limousin, Droughtmaster) phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ ở tỉnh Phú Yên. Trong đó, sinh trưởng tuyệt đối trung bình cao nhất là bò lai Red Angus đạt cao nhất 855g/ngày và thấp nhất bò lai Brahman 608g/ngày.
Dựa trên các kết quả đó, ông Đào Lý Nhĩ kết luận rằng, giống bò Red Angus và Lymousin phát triển tốt hơn và tỉ lệ thịt cao hơn Drought Mater và giống đối chứng Brahman nên ông khuyến khích người dân nên phát triển các giống bò này.
Nói về hiệu quả kinh tế của việc nuôi bò lai, ông Nguyễn Tẩn ở xã Hòa Tân Tây (huyện Tây Hòa) tham gia nuôi bò lai cho biết: Trước đây, khi bò lai Brahman được nuôi phổ biến, tôi nhận thấy đây là một bước tiến mới trong chăn nuôi bởi bò có màu sắc đẹp, trọng lượng lớn, hình thức, giá bán đều hơn hẳn loại bò vàng. Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây, khi có nhiều bò lai mới được nuôi thử nghiệm thì các con lai Red Angus và Lymousin được người dân ưa chuộng hơn. Bởi trong tình hình giá bò giảm mạnh và chi phí chăn nuôi cao như hiện nay, việc nuôi bò lai Red Angus và Lymousin vẫn có lãi”.
Bên cạnh việc khảo sát để chọn ra các giống bò lai phù hợp với điều kiện tự nhiên và cho hiệu quả kinh tế cao theo quy trình được phê duyệt, nhóm tác giả cũng đã đúc kết những kinh nghiệm thực tế từ trong quá trình chăn nuôi thử nghiệm để xây dựng quy trình chăn nuôi bò lai chuyên thịt, đảm bảo cho các nhóm bò chuyên dụng thịt sinh trưởng, phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao với lãi suất ròng cao hơn bò đối chứng Brahman từ 2,2-6,7 triệu đồng/con trong điều kiện thực tế tại tỉnh Phú Yên.
Ông Lê Văn Cựu, Giám đốc Sở KH-CN cho rằng, kết quả của đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng, giúp người chăn nuôi tiếp thu những giống mới, góp phần cải tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế của bò thịt tỉnh Phú Yên so với trong vùng và cả nước; đồng thời, kết quả của đề tài còn là tư liệu khoa học làm phong phú thêm các nghiên cứu về bò thịt chất lượng cao nuôi tại Việt Nam nói chung và Phú Yên nói riêng.
An Nam
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.