Nguồn tin: Sài Gòn giải phóng, 06/10/2017
Ngày cập nhật:
8/10/2017
Chúng tôi tìm đến trang trại bò sữa của anh Phan Thanh Thuận (số 1/13 ấp 6, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM) - một nông dân chất phác, chịu khó, gắn bó với nghề nuôi bò sữa hơn 20 năm qua.
Anh Thuận đã nhiều năm liền nhận được giấy khen “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, đoạt nhiều giải thưởng cao về “Bò sữa tốt” tại các hội thi do Sở NN-PTNT TPHCM tổ chức.
Anh Phan Thanh Thuận khởi nghiệp chăn nuôi từ năm 1990 với vài con bò sữa lai HF, do là dân tay ngang vào nghề nên anh gặp không ít khó khăn về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng. Vì thế, anh Thuận cố gắng nắm bắt thông tin khoa học kỹ thuật qua sách báo và các lớp tập huấn, hội thảo, các cuộc tham quan học tập mô hình nông dân sản xuất giỏi do Trạm Khuyến nông, Phòng Kinh tế, Hội Nông dân huyện Hóc Môn tổ chức, để áp dụng vào mô hình chăn nuôi của gia đình và quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương bằng nhiệt huyết và niềm tin.
Qua tích lũy kiến thức, anh Thuận mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng quy mô đàn bò, tham gia đề án “Tăng cường trang thiết bị phục vụ cơ giới hóa ngành chăn nuôi bò sữa” của Trung tâm Khuyến nông để được hỗ trợ máy móc, thiết bị, nhằm cơ giới hóa trong các khâu chăn nuôi. Đến nay, trang trại của anh đã trang bị được máy vắt sữa, thiết bị rửa máy vắt sữa, bình nhôm chứa sữa, máy cắt cỏ cầm tay, máy băm thái cỏ, máy trộn thức ăn TMR, hệ thống làm mát chuồng trại và xây dựng hầm biogas 8m3, trồng cỏ thâm canh để chủ động nguồn thức ăn thô xanh quanh năm cho đàn bò. Hiện nay, tổng đàn bò của gia đình là 95 con, trong đó có 60 con đang khai thác sữa, năng suất sữa bình quân 15kg/con/ngày, giá bán sữa cho Công ty Lothamilk 10.000 - 11.000 đồng/kg.
Hàng năm, sau khi trừ mọi chi phí, anh Thuận thu được lợi nhuận gần 200 triệu đồng. Nhờ có thu nhập cao nên đời sống gia đình anh ngày càng được cải thiện, nhà cửa và các tiện nghi sinh hoạt đầy đủ. Ngoài ra, mô hình chăn nuôi của gia đình anh còn tạo công ăn việc làm cho 2 lao động nhàn rỗi tại địa phương.
Để có được thành công hôm nay, anh Thuận mạnh dạn chia sẻ: “Đó là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của bản thân và gia đình. Đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, Trạm Khuyến nông huyện, Hội Nông dân xã..., đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận được những kiến thức khoa học kỹ thuật tiên tiến, để ứng dụng vào mô hình chăn nuôi của gia đình được tốt hơn, đem lại lợi nhuận đáng kể”
Thạc sĩ Liễu Kiều
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.