Nguồn tin: Nhân Dân, 31/10/2017
Ngày cập nhật:
1/11/2017
Chăn nuôi lợn ứng dụng công nghệ cao ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Sáng 31-10, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) và Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai tổ chức Hội thảo “Phát triển chăn nuôi lợn bền vững ở Lào Cai”, với sự tham gia của các chuyên gia chăn nuôi lợn, lãnh đạo các huyện và các chủ trang trại, hộ chăn nuôi lợn tiêu biểu ở địa phương.
Lào Cai được đánh giá là địa phương có nhiều giống lợn bản địa, với chất lượng thịt cao, thơm ngon, sạch bệnh (như lợn đen Mường Khương, Bắc Hà; lợn “cắp nách” Sa Pa, Bát Xát…). Mặt khác, nhu cầu và thị trường tiêu thụ thịt lợn ở Lào Cai khá lớn, tới hàng nghìn tấn/năm, do lượng khách du lịch tới Sa Pa tăng cao (gần ba triệu lượt khách/năm) và nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng lên.
Chăn nuôi lợn là ngành kinh tế “chủ chốt” ở nông thôn. Toàn tỉnh hiện có khoảng 70 nghìn hộ chăn nuôi lợn và hàng chục doanh nghiệp, trang trại nuôi lợn với quy mô lớn, hằng năm cung cấp ra thị trường khoảng 50 nghìn tấn lợn hơi.
Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ thịt lợn ngày càng khắt khe, người tiêu dùng ngày càng khó tính, đòi hỏi chất lượng thịt cao, sạch bệnh, an toàn thực phẩm. Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, tỉnh Lào Cai tập trung theo hai hướng:
Ở vùng thấp (như Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, TP Lào Cai) phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại công nghiệp, HTX gắn với công nghệ cao, nuôi các giống lợn ngoại, lợn lai có tỷ lệ máu ngoại từ 75% trở lên, theo hướng VietGAP, bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường.
Ở vùng cao (như Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai) phát triển nuôi lợn đen bản địa, lợn “cắp nách” để tạo sản phẩm đặc sản hữu cơ, chất lượng thịt thơm ngon, an toàn thực phẩm. Đa dạng hóa sản phẩm như thịt lợn tươi, giò, chả, thịt lợn treo gác bếp, lạp xường… gắn với xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu của sản phẩm, để nâng cao tính cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh Lào Cai thực hiện đồng bộ các giải pháp về con giống; thức ăn; thú y; đổi mới các tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết vùng và liên kết ngang, lấy hộ trang trại làm trung tâm; gắn sản xuất với giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm…
Bên cạnh đó, tỉnh tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường sang các tỉnh lân cận như Lai Châu và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
QUỐC HỒNG
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.