Nguồn tin: Báo Nghệ An, 07/02/2017
Ngày cập nhật:
7/2/2017
Dịp Tết Nguyên đán, một lượng lớn đàn vật nuôi đã được tiêu thụ. Hiện nay người dân huyện miền núi Anh Sơn (Nghệ An) đang tập trung tái đàn để ổn định sản xuất, đảm bảo nguồn cung thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đến thăm trang trại chăn nuôi gà của gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn thôn Hội Lâm, xã Cẩm Sơn, thời điểm này anh Tuấn đang tuyển chọn 1.000 con giống lai chọi để chuẩn bị chăn thả. Anh Tuấn cho biết: dịp Tết gia đình xuất chuồng hơn 3 tấn gà thịt do vậy mà hiện tại gia đình đang tập trung tái đàn. Theo kinh nghiệm của anh Tuấn để đảm bảo đàn gà phát triển tốt trong quá trình chăn nuôi cần làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại, chủ động nguồn thức ăn, tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh.... Ngoài ra, công tác vệ sinh khử trùng tiêu độc và xử lý nguồn nước thải cũng phải được đảm bảo.
Để có nguồn hàng xuất bán dịp rằm tháng Giêng, anh Bùi Đăng Cường đã chuẩn bị gần 1.000 con gà hậu bị.
Ở xã Lĩnh Sơn, anh Bùi Đăng Cường thôn 4 là một trong những hộ chăn nuôi gà có quy mô lớn, anh Cường cho biết: Hiện đang tập trung chăm sóc 1.000 con gà để kịp bán ra thị trường vào dịp rằm tháng Giêng. Ngoài chăn nuôi gà thịt, anh còn mở lò ấp gà giống, anh Cường cho hay: Thời điểm này gà giống bán rất chạy, gia đình đã chuẩn bị 5.000 con gà giống để bán cho các hộ chăn nuôi.
Ông Nguyễn Hữu Đại thôn 4 xã Tường Sơn đang chăm sóc đàn gà giống để chuẩn bị tái đàn
Ông Nguyễn Đình Đăng - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Anh Sơn cho biết: Sau Tết, thời tiết ấm dần lên là điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi mua con giống, tập trung tái đàn, khôi phục sản xuất. Tuy nhiên hiện đang là thời điểm giao mùa, ban ngày trời nắng ấm, ban đêm nhiệt độ hạ thấp, là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát nên ngoài việc nhanh chóng ổn định, khôi phục đàn vật nuôi, các hộ chăn nuôi cần tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh. Tích cực chuyển hướng trong chăn nuôi an toàn sinh học, mặt khác theo dõi diễn biến thị trường để cân đối đàn cho phù hợp với điều kiện chăn nuôi và tình hình tiêu thụ.
Nhiều người dân đã tự chủ động được con giống trong chăn nuôi
Hiện nay toàn huyện Anh Sơn có 21 trang trại đạt chuẩn trong đó có 9 trang trại chăn nuôi cho thu nhập mỗi năm trên 1 tỷ đồng và 12 trang trại tổng hợp cho thu nhập trên 700 triệu đồng tập trung ở các xã như: Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn, Khai Sơn và hàng trăm gia trại lớn nhỏ ở 21 xã, thị trấn. Với mục tiêu đảm bảo đàn gia súc, gia cầm của huyện năm 2017 phát triển ổn định với số lượng đàn trâu, bò đạt 38.000 con, đàn lợn đạt 60.000 con, tổng đàn gia cầm đạt hơn 1,2 triệu con, tổng sản lượng thịt xuất chuồng đạt 10,3 nghìn tấn thì ngay từ những tháng đầu năm, huyện Anh Sơn đang tập trung tuyên truyền để người dân chủ động tái đàn và phòng, chống dịch bệnh tránh gây thiệt hại khi bước vào vụ chăn nuôi mới.
Huyền Trang
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.