Nguồn tin: Báo Nghệ An, 16/02/2017
Ngày cập nhật:
19/2/2017
Nông dân các địa phương đang tích cực tái đàn, phát triển chăn nuôi sau dịp Tết. Quá trình đó, công tác thú y được chú trọng. Mặc dù thị trường thịt gia súc, gia cầm có những bấp bênh nhưng người chăn nuôi vẫn nỗ lực duy trì nghề.
Nhiều gia đình đầu tư vốn, tái nuôi bò sau Tết. Ảnh Minh Thái
* Chú trọng công tác thú y khi tái đàn
Xã Tam Thái là một trong những địa phương có số lượng đàn gia súc, gia cầm cung ứng ra thị trường Tết nhiều nhất huyện Tương Dương (Nghệ An), với trên 30 tấn. Chính vì vậy, đồng bào xã đang tích cực tái đàn vật nuôi với con giống địa phương, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của vùng.
Anh Kha Văn Thanh - Bản Lũng xã Tam Thái cho biết, sau khi xuất bán hơn 30 con lợn đen trong dịp Tết, gia đình đang tích cực chăm sóc đàn lợn của mình. “Gia đình tôi chủ yếu chăn nuôi bán tự nhiên, cho ăn các loại thức ăn có sẵn, cho ăn đúng, đủ chất nên vật nuôi phát triển đều. Quá trình chăn nuôi, gia đình tuân thủ nghiêm việc tiêm phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi, chú trọng xây dựng chuồng trại hợp vệ sinh” - Anh Thanh chia sẻ.
Đồng bào ở xã Tam Thái (Tương Dương) tích cực chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi. Ảnh Đình Tỷ
Huyện Tương Dương đã chỉ đạo các ban ngành liên quan, hỗ trợ kỹ thuật, thú y, vốn để nhân dân tái đầu tư đàn vật nuôi, ổn định sản xuất. Bà Nguyễn Thị Bình – Trưởng trạm khuyến nông huyện cho biết thêm: “Chúng tôi tuyên truyền người dân trồng cỏ, phát triển chăn nuôi trâu bò, gia cầm. Ngành thú y cử cán bộ, bám sát địa bàn, hỗ trợ các hộ chăn nuôi tiêm phòng, bảo vệ đàn vật nuôi".
* Thị trường bấp bênh, nông dân vẫn nỗ lực duy trì chăn nuôi
Mặc dù sau Tết Đinh Dậu 2017, thị trường có nhiều biến động mạnh, nhất là giá cả chăn nuôi nhiều biến động, bấp bênh nhưng gia đình anh Trần Xuân Sơn ở xóm7, xã Nghĩa Hưng (Nghĩa Đàn) vẫn xuất gần 6.000 quả trứng gà đẻ mỗi ngày.
Hiện gia đình anh Sơn đang duy trì nuôi 6.300 con gà đẻ. Trước tết, anh xuất bán trứng với giá 1.800 đồng/quả, nay giá giảm còn 1.500 đồng/quả. Giá trứng giảm mạnh nhưng gia đình anh vẫn chú trọng nâng cao chất lượng chăn nuôi.
Gia đình anh Trần Xuân Sơn ở Nghĩa Hưng (Nghĩa Đàn) duy trì đàn gà đẻ trứng trên 6.300 con. Ảnh: Hoàng Hằng
Ở nhiều địa phương, nông dân đã huy động vốn đầu tư con giống, trang bị thêm kỹ thuật, phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa sạch. Chính quyền địa phương cũng khuyến cáo các hộ dân không nên quá hoang mang, lựa chọn vật nuôi phù hợp, tránh nuôi tập trung cùng một thời điểm dễ bị thương lái ép giá, đồng thời tiếp tục có những giải pháp tháo gỡ khó khăn với bà con nông dân như: Tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi; bảo vệ, phát triển đàn gia súc, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra; phát triển các mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại theo hình thức liên kết nhóm hộ, tăng giá trị kinh tế.
May Huyền - Minh Thái - Hoàng Hằng
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.