Nguồn tin: Báo Bạc Liêu, 24/02/2017
Ngày cập nhật:
27/2/2017
Tập quán nuôi heo nhỏ lẻ của nông dân Bạc Liêu từ lâu đã không còn phù hợp và không thể sản xuất hàng hóa lớn. Do vậy, việc phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại để chủ động đầu ra, phòng tránh dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường là điều cần thiết.
Chuồng heo ven sông ở xã Minh Diệu (huyện Hòa Bình).
Trại sản xuất heo giống của ông Huỳnh Minh Ngữ (xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long). Ảnh: P.Đ
Để đầu ra con heo thuận lợi, thoát khỏi cảnh “thoi thóp” nằm đợi giá, người chăn nuôi cần phải đột phá trong chăn nuôi theo hướng trang trại với quy mô lớn. Từ đó, mới dễ dàng tìm kiếm đầu ra và không còn cảnh bị thương lái ép giá. Bên cạnh đó, chăn nuôi heo theo quy mô trang trại thì việc quản lý dịch bệnh và xử lý ô nhiễm môi trường cũng dễ dàng hơn.
Điển hình như trang trại nuôi heo của ông Huỳnh Minh Ngữ (xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long). Nhờ nuôi heo theo mô hình trang trại quy mô lớn kết hợp với liên kết sản xuất, được bao tiêu đầu ra nên cơ sở này yên tâm sản xuất mà không lo cảnh thương lái ép giá. Tuy nhiên, số lượng trang trại heo lớn như của ông Ngữ chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Hiện nay, ở nhiều vùng quê vẫn còn tình trạng người dân xây chuồng chăn nuôi heo ven sông để tận dụng nguồn nước vệ sinh chuồng trại và xả thải ra sông, khi có dịch bệnh xảy ra thì vứt xác heo xuống sông. Nuôi heo kiểu này vừa mất vệ sinh môi trường vừa khiến cho heo nuôi dễ nhiễm dịch bệnh từ nguồn nước trên sông. Đó là chưa kể mùi hôi thối từ các chuồng trại bốc lên làm ảnh hưởng những người xung quanh.
Thịt heo là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong đời sống và luôn đòi hỏi có nguồn cung lớn. Để đàn heo có thể đáp ứng nguồn cung tại địa phương, đồng thời hướng đến xuất heo hơi ra các thị trường khác, thiết nghĩ cần khuyến khích nông dân thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi. Khi đó nông dân sẽ có điều kiện sản xuất theo hướng VietGAP, áp dụng các hình thức sản xuất công nghệ cao, vệ sinh an toàn dịch bệnh.
Bên cạnh việc xây dựng vùng nuôi thì vấn đề kiểm soát giết mổ và xây dựng thương hiệu cho con heo cũng cần được quan tâm. Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hồng Dân, cho biết: “Để ổn định vùng nuôi và con heo có đầu ra ổn định, thời gian qua, huyện đã có nhiều giải pháp như: hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi; thông tin thị trường cho nông dân; tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ cho người chăn nuôi; khuyến cáo nông dân chọn thời điểm tái đàn thích hợp để chăn nuôi có lãi”.
Thời gian tới, thực hiện theo đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh, cùng với thay đổi phương thức chăn nuôi, thiết nghĩ ngành chức năng cần tăng cường kiểm soát giết mổ. Song song đó là đẩy mạnh khâu xây dựng thương hiệu cho con heo và các biện pháp hỗ trợ người chăn nuôi.
PHẠM ĐOÀN
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.