• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Liên kết sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi: Vẫn thiếu doanh nghiệp đủ mạnh

Nguồn tin: Hà Nội Nới, 06/01/2017
Ngày cập nhật: 7/1/2017

Sau một năm thực hiện, Dự án phát triển chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn TP Hà Nội đã đạt được những kết quả khả quan. Tiếc rằng, việc xây dựng chuỗi gặp một số khó khăn do thiếu doanh nghiệp (DN) đầu mối đủ mạnh để đảm nhận khâu sơ chế, đóng gói sản phẩm... khi tiêu thụ trên thị trường.

Chưa có sự bứt phá

Sau một năm thực hiện dự án trên, thành phố đã xây dựng được 13 chuỗi cung cấp sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thu hút gần 3.000 hộ chăn nuôi và khoảng 100 DN tham gia hợp tác xây dựng chuỗi. Qua đó, không những làm giảm chi phí đầu vào, tăng giá bán tại trang trại, mà còn giúp nông dân và DN tìm được tiếng nói chung trong khâu tiêu thụ. Thế nhưng, quá trình xây dựng chuỗi liên kết còn gặp một số khó khăn do việc kết nối các khâu từ giết mổ, sơ chế, bảo quản sản phẩm nhỏ lẻ; thói quen tiêu dùng của người dân chủ yếu sử dụng thịt tươi sống ở chợ truyền thống khiến cho đầu ra sản phẩm thịt cấp đông, bảo đảm chất lượng rất bấp bênh...

Ngoài ra, vai trò của DN trong chuỗi mới dừng lại ở khâu tiêu thụ sản phẩm thông qua ký kết hợp đồng nhỏ lẻ với người chăn nuôi, chưa có sự hợp tác bài bản từ khâu lên kế hoạch sản xuất, thống nhất quy trình chăn nuôi, cung cấp đầu vào như thức ăn, thuốc thú y…; việc xây dựng nhãn hiệu nhằm phát triển chuỗi giá trị bền vững, hiệu quả vẫn có sự bị động từ phía người chăn nuôi và thực tế cho thấy, hình thức hợp tác theo chuỗi hoàn chỉnh đem lại hiệu quả cao cho các bên tham gia; tuy vậy, người dân và DN vẫn có tâm lý “nghe ngóng”.

Qua tìm hiểu tình hình, bản thân DN tham gia chuỗi đang gặp khó khăn về vốn đầu tư trang thiết bị, máy móc. Ông Võ Việt Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội cho biết, đối với DN để đầu tư cửa hàng bán thực phẩm bảo đảm ATTP phải có trang thiết bị thiết yếu, chuyên dùng như: Tủ lạnh trữ đông, bảo quản mát, trưng bày; hệ thống máy tính, phần mềm theo dõi quản lý và cân chuyên dùng… Kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị và duy trì bảo quản sản phẩm khá tốn kém, trung bình một cửa hàng chi phí từ 100 đến 300 triệu đồng, chưa kể tiền thuê cửa hàng. Trong khi đó, hiện nay vẫn còn nhiều điểm bán thịt gia súc, gia cầm tươi sống ở các khu dân cư, chợ truyền thống do chi phí thấp, mặc dù chưa bảo đảm chất lượng ATTP, nhưng đã cạnh tranh gay gắt về giá so với cửa hàng thực phẩm tham gia trong chuỗi bảo đảm ATTP.

Tổ chức lại sản xuất, tiêu thụ

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết, để dự án tiếp tục phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế, trong thời gian tới, Ngành Chăn nuôi Hà Nội sẽ tổ chức lại sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, sẽ hỗ trợ nông dân, DN tổ chức, liên kết sản xuất thành các chuỗi chăn nuôi chất lượng, bảo đảm an toàn. Ngược lại, hộ dân và DN cần tăng cường sử dụng các giống năng suất chất lượng cao trong chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị. Thành phố tiếp tục khuyến khích nông dân sử dụng các chế phẩm sinh học để không gây tồn dư chất kháng sinh cho vật nuôi. Còn DN cần đưa công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động của chuỗi như: Hệ thống truy xuất nguồn gốc giúp theo dõi, nhận diện được một số đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, đây là một trong những biện pháp để minh bạch hóa quy trình chăn nuôi, giết mổ chế biến với người tiêu dùng để có được sản phẩm an toàn.

Về lâu dài, Ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ kiến nghị với bộ, ngành liên quan và thành phố có chính sách hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ, sơ chế đến tiêu thụ sản phẩm như: Hỗ trợ tổ chức hợp tác liên kết chăn nuôi, thiết bị, xe chuyên dụng cho cơ sở giết mổ và tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung thành 2 loại hình là giết mổ công nghiệp và giết mổ bán công nghiệp tập trung (Nhà nước xây dựng hạ tầng, hệ thống xử lý môi trường, còn DN đầu tư dây chuyền giết mổ); gia súc khi giết mổ được làm mát, đóng gói và vận chuyển đi tiêu thụ bằng xe chuyên dụng; quy hoạch chợ đầu mối bán sản phẩm thịt gia súc, gia cầm bảo đảm ATTP. Các huyện, thị xã cần tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao đất lâu dài cho hộ chăn nuôi để chủ trang trại, DN lập dự án thu hút vốn đầu tư phát triển chăn nuôi công nghệ cao.

Ngọc Quỳnh

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang