Nguồn tin: Báo Hà Giang, 04/03/2017
Ngày cập nhật:
7/3/2017
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Quản Bạ (Hà Giang) ngày càng phát triển, với tổng đàn trâu, bò 20.385 con, tăng 1.505 con so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là huyện vùng cao phải gánh chịu nhiều đợt giá rét, dễ dẫn đến tình trạng thiếu thức ăn cho đàn gia súc. Vì vậy, để tận dụng nguồn thức ăn dồi dào vào các mùa khác trong năm, Trạm Khuyến nông huyện đã thí điểm xây dựng mô hình ủ chua thức ăn dự trữ cho gia súc.
Bể ủ chua cỏ của hộ anh Ma Dao Lềnh, ở thôn Mỏ Sài, xã Thanh Vân.
Xã Thanh Vân có tổng đàn trâu, bò 2.300 con. Công tác phòng, chống đói, rét cho gia súc được địa phương triển khai từ rất sớm. Có cán bộ đến từng thôn tuyên truyền, vận động bà con làm tốt việc che chắn chuồng trại, đảm bảo thức ăn cho đàn gia súc qua thời gian giá rét. Đặc biệt năm nay, huyện có kế hoạch hướng dẫn 5 hộ chăn nuôi ở xã tham gia mô hình ủ chua cỏ dự trữ thức ăn chăn nuôi để chủ động nguồn thức ăn, đây là mô hình có ý nghĩa tăng hiệu quả trong chăn nuôi trâu, bò, nhất là vào vụ Đông - xuân. Đến tham quan bể ủ chua cỏ của hộ anh Ma Dao Lềnh, ở thôn Mỏ Sài, xã Thanh Vân, được anh giới thiệu: “Nhà tôi có đàn bò 8 con, được huyện tuyên truyền và hỗ trợ 1,6 triệu đồng xây bể chứa bằng xi - măng, cao 1,5m, diện tích 4 m2. Làm cỏ ủ chua này rất dễ, chủ yếu là ta phải làm theo hướng dẫn của cán bộ tập huấn, chịu khó. Năm nay nhà tôi cho bò ăn nếu thấy kết quả tốt sẽ xây thêm bể to hơn”. Để thực hiện thành công việc ủ chua cỏ, cần làm theo quy trình chế biến khá đơn giản, cỏ được phơi héo, cắt thành từng đoạn ngắn, đều, bỏ vào bể ủ có lót ny lon nén chặt. Cứ 20 cm lại tưới muối, cám gạo một lượt, tương tự như vậy cho đến đầy bể, sau đó dùng bạt che kín lại. Đến khoảng 1 tháng sau khi cỏ ủ có màu vàng, mềm, mùi thơm, chua thì cho trâu, bò ăn để dễ tiêu hóa. Mới đầu đàn bò ăn chưa quen, nên cho ăn thử dần kết hợp với cỏ tươi và tinh bột.
Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện, Hoàng Thị Thơm Hương cho biết: “Trong vụ Đông – xuân này, huyện đã hỗ trợ 9,6 triệu đồng cho 6 hộ dân ở xã Thanh Vân và Tùng Vài thực hiện mô hình ủ chua cỏ. Các hộ tham gia được hỗ trợ kỹ thuật và vật tư, như phân u rê, cám gạo, hố ủ cỏ... và còn được hướng dẫn kỹ thuật bảo quản cỏ làm thức ăn cho gia súc. Nếu cỏ ủ tốt có thể sử dụng trong vòng 6 tháng. Qua khảo nghiệm thực tế cho thấy nhiều hộ đã thực hiện thành công mô hình, đàn trâu, bò của đồng bào đã bắt đầu làm quen với dạng thức ăn này. Đây cũng là giải pháp để tăng dinh dưỡng, trọng lượng cho đàn gia súc trong điều kiện nuôi nhốt vào mùa đông”. Đề cập đến kế hoạch nhân rộng mô hình này trên địa bàn huyện, chị Hương cho biết, vụ sau huyện có kế hoạch nhân rộng mô hình ra khoảng 30 hộ nữa.
Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hơn nữa lại có số lượng đàn trâu, bò khá lớn, để đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi, chủ động chuẩn bị lượng thức ăn cho đàn gia súc phát triển tốt mà không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thức ăn là cỏ tự nhiên khan hiếm trong mùa Đông thì ủ chua cỏ là một mô hình hay, cần nhân rộng.
Lê Hải
- Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản
- Kỹ thuật trồng trọt cây ăn trái, rau màu và các loại cây lương thực, cây công nghiệp khác
Các tin mới:
Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.