• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đắk R’lấp nỗ lực đẩy lùi chất cấm trong chăn nuôi

Nguồn tin: Báo Đắk Nông, 04/04/2017
Ngày cập nhật: 6/4/2017

Theo ông Nguyễn Công Văn, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông), địa phương hiện có đàn heo trên 30.000 con. Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp, ngành, Trạm đã và đang đẩy mạnh các hoạt động nhằm kiên quyết đẩy lùi hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Thời gian vừa qua, thông tin các cơ quan chức năng phát hiện một số hộ chăn nuôi sử dụng chất tạo nạc trộn vào cám cho heo, gà ăn khiến người dân hoang mang, lo lắng. Theo các chuyên gia công nghệ thực phẩm, thì chất tạo nạc Salbutamol giúp lợn tăng trọng nhanh, tiêu biến mỡ và tăng tỷ lệ nạc.

Tuy nhiên, người tiêu dùng khi ăn phải loại thịt có chất tạo nạc, về lâu dài có thể mắc các bệnh tăng huyết áp, tim đập nhanh, buồn nôn và gây ung thư. Do đó, Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các cấp, ngành vào cuộc đẩy lùi mối nguy hại này.

Theo đó, hai năm nay, địa phương đều bố trí kinh phí cho Trạm mua sắm thêm các test để có thể tăng quy mô kiểm tra. Lập danh sách sơ bộ những cơ sở từ nhỏ lẻ đến quy mô lớn nằm trong diện theo dõi, giám sát. Trung bình mỗi tháng, Trạm xuống cơ sở test từ 10-20 mẫu heo thịt. Những mẫu có nghi vấn thì lập tức gửi đến cơ quan chuyên môn cao hơn để phân tích.

Mỗi tháng cán bộ Trạm Thú y huyện test từ 10-20 mẫu ở những cơ sở chăn nuôi heo thịt

Ngoài hoạt động kiểm tra tập trung thì hằng ngày, tại 5 lò mổ động vật tập trung và cửa ngõ ra vào địa bàn, nhất là điểm kiểm dịch Cây Chanh cũng đã và đang được siết chặt quản lý. Bởi vì, qua thực tế kiểm tra cho thấy, số heo có tồn dư chất cấm được phát hiện trong thời gian qua phần lớn được các thương lái mua từ các tỉnh ngoài. Do đó, tại các chốt kiểm dịch là cửa ngõ vào tỉnh, Trạm Thú y cũng đã bố trí lực lượng và phương tiện để kiểm tra tại chỗ trước khi heo và các sản phẩm thịt heo được đưa vào tỉnh, hạn chế đến mức thấp nhất việc “thịt bẩn” có thể tuồn ra thị trường.

Anh Đàm Văn Đức, cán bộ thú y phụ trách việc kiểm soát chất cấm khu vực thị trấn Kiến Đức và xã Kiến Thành cho biết: “Để bảo đảm tính khách quan, tôi không điện thoại báo trước cho các chủ hộ, mà chỉ khi tới nơi cơ sở mới thông báo và đề nghị hợp tác. Nhờ thường xuyên theo dõi giám sát này mà hai năm nay, hai địa bàn không còn phát hiện tình trạng sử dụng chất cấm. Điều đáng mừng là nhận thức của chủ hộ nuôi cũng tăng lên, bà con hợp tác thoải mái”.

Nhân Cơ là một trong những xã có số lượng cơ sở chăn nuôi heo thịt lớn. Thời gian qua, xã cũng đã có những hoạt động cụ thể nhằm đẩy lùi chất cấm trong chăn nuôi. Theo đó, công tác thông tin tuyên truyền về tác hại của chất cấm đối với sức khỏe con người qua hệ thống loa truyền thanh được đẩy mạnh. Các đoàn thể, hội từ xã đến thôn, bon cũng đã chú ý đưa nội dung về ngăn chặn chất cấm vào chăn nuôi vào các buổi sinh hoạt.

Ông Lê Quang Trường, Chủ tịch UBND xã cho biết, ngăn chặn triệt để việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là một vấn đề đang “nóng” gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính phủ cũng đã có sự chỉ đạo, địa phương nào để phát hiện có chất cấm thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nên đây là một nội dung mà xã đã chú trọng trong công tác lãnh đạo thời gian qua. Theo đó, cùng với tuyên truyền thì địa phương cũng phối hợp tốt với ngành chức năng theo dõi, giám sát, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và chăn nuôi. Trên địa bàn cũng đã có một trang trại chăn nuôi heo ở thôn 8 được chứng nhận VietGap nên địa phương đang vận động nhân dân học tập, nhân rộng vì bảo đảm các yếu tố an toàn dịch bệnh, thực phẩm môi trường và hiệu quả kinh tế. Cũng theo ông Trường, nếu như những năm trước trên địa bàn vẫn có tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thì hơn hai năm nay, nguy hại này không còn phát hiện.

Hồng Thoan

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang