• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thực hiện truy xuất nguồn gốc con heo

Nguồn tin: Báo Đồng Khởi, 12/04/2017
Ngày cập nhật: 13/4/2017

Người chăn nuôi cần thực hiện việc đeo vòng cho heo. Ảnh: C.Trúc

TP. Hồ Chí Minh đã triển khai Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo. Theo quy định của Đề án, tất cả heo nhập vào địa bàn này phải được đeo vòng nhận diện, đảm bảo cung cấp các thông tin truy xuất nguồn gốc. Đề án chỉ ưu tiên cho những hộ nuôi trang trại hoặc có quy mô từ 100 con trở lên.

Bến Tre hiện có tổng đàn heo trên 600 ngàn con. Sản lượng cung ứng cho thị trường các nơi bình quân 10 ngàn con heo thịt/ngày, trong đó, thị trường TP. Hồ Chí Minh hiện chiếm tỷ lệ khoảng 30%. Việc tham gia thực hiện đề án bước đầu sẽ giúp người chăn nuôi Bến Tre cung cấp được heo vào thị trường TP. Hồ Chí Minh mang tính ổn định hơn. Người chăn nuôi, kể cả các khâu trung gian nếu tham gia một cách công khai, chân chính sẽ được chương trình bảo vệ, người tiêu dùng tín nhiệm. Đây còn là điều kiện để người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh biết đến sản phẩm heo sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP của Bến Tre.

Tại Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 8 (đầu tháng 4-2017), nhiều đại biểu cũng đã chỉ ra yêu cầu cơ cấu lại nông nghiệp Bến Tre nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng. Việc quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc sản phẩm là con đường duy nhất để xây dựng niềm tin và phát triển thị trường cho sản phẩm. Trước mắt, tỉnh thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với con heo. Lãnh đạo tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối phối hợp với Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức triển khai Đề án quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thịt heo.

Theo đó, giai đoạn 1, đề án yêu cầu cung cấp thông tin về con heo (như con heo được nuôi từ trang trại nào, của ai, chỉ rõ nguồn gốc, đường đi của con heo). Sau khi ra khỏi trang trại được đi đến địa điểm giết mổ nào, đến thị trường chợ nào. Trên mỗi con heo có truy xuất được đeo vòng vào 2 chân sau. Đây là nhãn điện tử dùng chung cho 4 người: người chăn nuôi, người giết mổ, thương nhân chợ đầu mối và tiểu thương bán lẻ. Mỗi cơ sở khi đăng ký đều cung cấp thông tin về cơ sở. Trong thời gian này, TP. Hồ Chí Minh khuyến khích người chăn nuôi nhỏ lẻ (dưới 100 con) đăng ký tham gia đề án, cũng như được giảm 50% chi phí mua vòng cho heo nếu đăng ký tham gia truy xuất từ ngày 13-3 đến 13-4-2017.

Giai đoạn 2, đề án yêu cầu người chăn nuôi, chủ trang trại cung cấp thông tin về quy trình chăn nuôi. Khi người tiêu dùng mua thịt, có thể kiểm tra nguồn gốc của sản phẩm bằng cách dùng điện thoại quét lên miếng thịt sẽ biết được thông tin liên quan từ khâu chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, kiểm tra thú y…

* Ngày 10-4-2017, Trung tâm Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh tổ chức tập huấn Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo cho đội ngũ làm công tác quản lý, cán bộ thú y thuộc hệ thống quản lý thú y của tỉnh. Lớp tập huấn hướng dẫn quy trình quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo qua phần mềm ứng dụng Admin Te Food, cách ứng dụng máy quét mã vạch (phần mềm quản lý điện tử này chỉ kích hoạt được bởi những máy có hệ điều hành Android).

Nếu người chăn nuôi sử dụng vòng màu vàng (VND) thì cán bộ thú y sử dụng vòng xuất trại (VXT) màu cam. VXT được cán bộ thú y dùng để niêm phong xe và kích hoạt trước khi vận chuyển, xuất heo ra khỏi địa bàn. Cách làm này sẽ thay thế cho việc niêm phong xe bằng dây chì trước khi qua khỏi chốt kiểm dịch thú y của huyện trước đây. Ưu điểm của VXT là trong quá trình vận chuyển nếu vòng bị cắt, tháo gỡ thì sẽ mất thông tin và xe vận chuyển không được nhập vào TP. Hồ Chí Minh theo quy định.

Người chăn nuôi muốn bán heo vào thị trường TP. Hồ Chí Minh cần đăng ký khai thông tin và nộp kèm phô-tô giấy chứng minh nhân dân người nuôi và giấy chứng nhận trang trại đạt chuẩn VietGAP (nếu có) tại Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh. Hoặc hồ sơ có thể gửi về Sở Công Thương Bến Tre để được tập trung chuyển về Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh. Người chăn nuôi, thương nhân trên địa bàn muốn biết thêm thông tin để đăng ký hay biết cách sử dụng phần mềm quản lý có thể đến các trạm thuộc Chi cục Thú y tỉnh, các trạm thuộc hệ thống để được hướng dẫn cụ thể.

Trước đó, Chi cục Thú y tỉnh đã tổ chức 4 lớp tập huấn cho tiểu thương, người chăn nuôi trên các huyện, thành phố. Kết quả, đã có 104 trại chăn nuôi và thương nhân đăng ký tham gia. Đến nay, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận tổng số 123 hồ sơ đăng ký tham gia đề án.

C.Trúc

Các tin mới:

Nhấn vào đây để xem các tin trước

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang